Hot: 100.000 thí sinh đóng lệ phí nhưng không qua xét tuyển Hiện tại có hơn 100.000 thí sinh đã đóng lệ phí đăng ký xét tuyển nhưng không đủ điều kiện đầu vào. Mặc dù vậy những thí sinh này không được hoàn lại tiền. Học viện Ngân hàng xét tuyển bổ sung 120 chỉ tiêu cuối cùng Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Cần phải điều ...
Trang chủ > Hỏi Đáp Giáo Dục > Hot: 100.000 thí sinh đóng lệ phí nhưng không qua xét tuyển

Hot: 100.000 thí sinh đóng lệ phí nhưng không qua xét tuyển

Đánh giá: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (6 đánh giá, trung bình: 4,83 trong tổng số 5)
Loading...

Hiện tại có hơn 100.000 thí sinh đã đóng lệ phí đăng ký xét tuyển nhưng không đủ điều kiện đầu vào. Mặc dù vậy những thí sinh này không được hoàn lại tiền.

Đóng phí trước xét tuyển sau

Hơn 100.000 thí sinh đóng lệ phí nhưng không qua xét tuyển

Theo nguồn tin tức Y tế – Giáo dục tổng hợp: Dư luận đang phẫn nộ trước việc hơn 100.000 TS đã đóng lệ phí đăng ký xét tuyển nhưng không đủ ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào không được hoàn lại tiền dù không thể tiếp tục tham gia xét tuyển.

Phải nói kỳ Xét tuyển ĐH năm 2017 lần đầu tiên thí sinh được đăng ký xét tuyển đồng thời đăng ký dự thi trước khi kỳ thi THPT quốc gia diễn ra. Đổi mới này giúp các thí sinh sớm định hướng lựa chọn nghề nghiệp nhưng còn bất hợp lý về lệ phí xét tuyển. Điều khiến dư luận băn khoăn là những thí sinh dù không đủ điều kiện xét tuyển nhưng vẫn phải nộp lệ phí.

Thử làm một phép tính nếu thí sinh đăng ký 4 – 5 nguyện vọng, lệ phí mỗi nguyện vọng là 30.000 đồn thì số tiền lệ phí này lên tới 12 – 15 tỉ đồng. Đối với các trường ở địa phương, trong số gần 9.000 thí sinh đăng ký dự thi thì có trên 6.500 thí sinh đăng ký xét tuyển. Như vậy nếu có khoảng 30% thí sinh không đạt điểm sàn của Bộ tương đương gần 2.000 thí sinh. Tính bình quân mỗi thí sinh đăng ký 6 – 7 nguyện vọng thì số tiền lệ phí thu trước sẽ đạt mức 360 – 420 triệu đồng.

Vậy số tiền lệ phí này đã đi về đâu?

Đóng phí trước xét tuyển sau là thiệt thòi cho các thí sinh

Bàn luận về vấn đề thu phí nguyện vọng, thầy Dương Trường Giang – Hiện đang công tác tại Cao đẳng Dược Hà Nội –Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thẳng thắn nêu quan điểm: “Rõ ràng, đây là số tiền không hề nhỏ và lộ rõ sự bất hợp lý khi những thí sinh khi không xét tuyển vẫn phải nộp lệ phí. Lẽ ra đây là lệ phí xét tuyển thì không thu của TS không tham gia xét tuyển, nếu không phải trả lại cho các thí sinh”.

Một ý kiến khác cho hay: Việc cho phép TS đăng ký xét tuyển trước kỳ thi diễn ra thực tế là tốt. Ngay cả khi số lượng thí sinh thay đổi nguyện vọng sau khi đăng ký nhiều có cho thấy việc đăng ký trước chưa hiệu quả nhiều. Rút kinh nghiệm những năm sau vẫn cho phép thí sinh đăng ký trước nhưng không thu lệ phí trước khi kỳ thi diễn ra. Sẽ bắt đầu thu lệ phí ở thời điểm điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển. Có như vậy mới đảm bảo được quyền lợi cho các thí sinh khi tham gia xét tuyển nguyện vọng.

Trả lời thắc mắc của dư luận, số tiền lệ phí tuyển sinh sẽ nộp về đâu, đại diện một sở GD-ĐT cho biết: Những thí sinh không đóng lệ phí dự thi nhưng lệ phí xét tuyển tối đa 30.000 đồng/NV bắt buộc phải đóng. Số tiền này sẽ được phân bổ đều cho 3 nơi: Sở GD-ĐT, Bộ GD-ĐT và trường ĐH (quân bình mỗi nơi tối đa 10.000 đồng/NV). Sau khi đã hoàn tất thời gian đăng ký, Sở giữ lại 1/3 số tiền, chuyển vào tài khoản của Bộ 1/3 và chuyển vào tài khoản của trường ĐH 1/3. Số tiền này phục vụ cho quá trình thu nhận hồ sơ dự thi và xét tuyển, không dùng cho việc tổ chức kỳ thi.

Có thể bạn quan tâm

Thuốc Bambuterol và toàn bộ thông tin về thuốc

Bambuterol có công dụng làm giảm các triệu chứng như ho, cảm thấy khó thở và thở khò khè ở những người bị bệnh hen suyễn.

Chat với chúng tôi