Liên tục có những thay đổi trong quy chế thi, hình thức xét tuyển, kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017 khiến biết bao thí sinh rơi vào cảnh “kẻ khóc người cười”.
- Nhiều thí sinh bị thiệt khi làm tròn đến 0,25 điểm
- Bộ GD&ĐT cần đánh giá tổng thể để điều chỉnh khi cộng điểm ưu tiên
- Những chuyện lạ tuyển sinh 2017: Sư phạm rớt giá, 30 điểm trượt đại học…
Khi điểm chuẩn ĐH cao bất thường
Một kỳ xét tuyển ĐH với nhiều thay đổi khiến thí sinh lo lắng
Theo tổng hợp từ trang tin tức Y tế – Giáo dục: Điểm chuẩn của các trường đại học năm nay cao bất thường và rất nhiều thí sinh đạt điểm tuyệt đối 30/30 vẫn rớt nguyện vọng 1. Điển hình như điểm xét tuyển vào một số trường như: Học viện An ninh, Phòng cháy chữa cháy đang làm nóng dư luận. Chính vì điểm thi cao nên có trường “thách đố” thí sinh khi đưa ra điểm chuẩn tới 30,5.
Dư luận cho rằng việc xét tuyển điểm chuẩn vào trường vượt ngưỡng 30 là bất hợp lý. Điểm chuẩn cao hơn điểm tối đa sẽ khiến có thí sinh điểm tối đa vẫn bị trượt và sẽ chẳng khác nào chuyện khôi hài trong mùa thi năm nay. Phải chăng so với những năm trước đề thi quá dễ hay thí sinh quá giỏi? Điều gây tranh cãi hơn là điểm ưu tiên, điểm làm tròn còn nhiều bất cập dẫn đến tình trạng đạt 30 điểm vẫn trượt vì không có điểm cộng. Ngược lại những thí sinh có điểm thấp hơn lại đỗ nhờ cộng điểm ưu tiên. Trong bối cảnh việc đưa ra dải điểm tới 1,5 cho các đối tượng được ưu tiên khi xét tuyển có vẻ như chưa công bằng.
Đa phần thí sinh trúng tuyển ĐH nhờ điểm ưu tiên
Đa phần thí sinh trúng tuyển ĐH trong kỳ thi vừa qua nhờ điểm ưu tiên
“Phần lớn số thí sinh trúng tuyển vào các trường top trên trong kỳ xét tuyển đợt 1 đa phần nhờ vào việc cộng điểm ưu tiên. Ngay cả ngôi trường danh giá như một ĐH Y cũng rất nhiều sinh viên trúng tuyển nhờ điểm cộng”– đó là nhận định của thầy Đặng Nam Anh hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur.
Không chỉ bất cập trong cộng điểm ưu tiên, quy định về hình thức làm tròn điểm xét tuyển ĐH cũng khiến dư luận băn khoăn. Phụ huynh Đặng Hoài Nam (Đan Phương, Hà Nội) cho biết: Việc làm tròn điểm xét tuyển đại học theo bước 0,25 cũng khiến nhiều thí sinh dở khóc dở cười. Ví như, thí sinh đạt 29,35 điểm bị làm tròn xuống thành 29,25, trong khi thí sinh đạt 29,15 được làm tròn lên 29,25. Cách làm tròn này cộng thêm xét tiêu chí phụ khiến thí sinh có điểm gốc cao hơn bị trượt. Trong khi những thí sinh điểm thực thấp hơn nhưng đáp ứng tiêu chí phụ thì lại đỗ. Xem ra nếu xét tuyển theo hình thức này thì tiêu chí phụ lại quyết định cả tiêu chí chính.
Thực tế trong những năm gần đây mặc dù ngành Giáo dục đã cải cách rất nhiều trong công tác tuyển sinh. Mặc dù những năm sau đều rút kinh nghiệm của năm trước nhưng cứ mỗi kỳ thi đến cả phụ huynh và học sinh “kẻ khóc người cười”.
Ngoài những vấn đề nêu ở trên, thông tin điểm chuẩn khối sư phạm nằm ở tốp thấp kỷ lục cũng là vấn đề đáng bàn. Sư phạm Vinh, Sư phạm Huế, có tổng điểm 3 môn là 12,5 và 15,5 chỉ bằng nửa hệ số điểm so với các trường tốp đầu như: Y khoa, an ninh…Với ngưỡng điểm xét tuyển đầu vào như thế, dư luận đặt ra dấu hỏi chất lượng những giáo viên tương lai rồi sẽ ra sao?