Trước những bất cập trong điểm cộng ưu tiên dẫn đến tình trạng thí sinh đạt điểm 30 vẫn trượt nguyện vọng, dư luận cho rằng Bộ GD&ĐT cần đánh giá tổng thể.
- Top 200 trường THPT có điểm thi Đại học cao nhất cả nước
- Những ngành nghề chỉ tuyển người giỏi không dành cho “con ông cháu cha”
- Cập nhật 7/8: 46 trường Đại học thông báo xét tuyển chỉ tiêu bổ sung
Cộng điểm ưu tiên có đang bất cập?
Trong kỳ xét tuyển ĐH năm vừa rồi có những thí sinh được cộng tối đa lên đến 3,5 điểm
Theo trang tin tức Y tế – Giáo dục: Bộ GD&ĐT cũng như dư luận rất quan tâm đến vấn đề điểm ưu tiên. Liên quan về vấn đề này bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT cho biết: Hiện nay, khái niệm điểm ưu tiên đang bị dư luận đánh đồng với khái niệm trúng tuyển. Bởi đa phần những thí sinh trúng tuyển vào các trường ĐH top trên đều có điểm ưu tiên. Vì thế nhiều người nhận xét rằng việc cộng điểm ưu tiên còn rất bất cập và không đánh giá đúng khả năng của các thí sinh. Tuy nhiên bản chất của vấn đề không phải như vậy. Ví dụ như trường ĐH A có 80% thí sinh trúng tuyển có điểm ưu tiên khác với khái niệm trường ĐH A có 80% thí sinh trúng tuyển nhờ vào điểm ưu tiên.
Đây là hai phạm trù hoàn toàn khác biệt nhau bởi trong số 80% thí sinh trúng tuyển có điểm ưu tiên vẫn có những thí sinh vẫn trúng tuyển mà không cần điểm ưu tiên. Do đó, dư luận cần nhìn nhận vấn đề này thật công tâm để tránh đánh giá sai lệch một chính sách nhân văn mà bấy lâu nay chúng ta đang áp dụng.
Trong kỳ xét tuyển ĐH năm vừa rồi có những thí sinh được cộng tối đa lên đến 3,5 điểm. Nhất là khi thí sinh muốn xét tuyển vào những ngành hot, trường hot đã bộc lộ những bất cập không nhỏ. Mặc dù vậy không thể bỏ được điểm ưu tiên. Bởi hiện tại còn rất nhiều khu vực khó khăn, nếu không có điểm ưu tiên, các thí sinh sẽ không có cơ hội vào Đại học.
Cần hợp lý hơn khi cộng điểm ưu tiên
Việc bất hợp lý trong cộng điểm ưu tiên khiến thí sinh thiệt thòi
Về vấn đề cộng điểm ưu tiên, thầy Dương Trường Giang hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết nhìn nhận: “Trong kỳ thi xét tuyển ĐH năm 2017, số lượng thí sinh được điểm 9-10 tăng so với những năm trước. Vấn đề lại ở số lượng thí sinh có điểm cao này lại ưu tiên đăng kí vào những trường, những ngành mà lâu nay điểm chuẩn vốn dĩ đã rất cao. Trong khi chỉ tiêu tuyển sinh rất ít, vì vậy không thể tránh được tình trạng thí sinh điểm cao vẫn không trúng tuyển nguyện vọng 1. Trong khi đó những thí sinh có điểm thực thấp hơn nhưng vẫn có cơ hội đỗ ĐH vào các trường top trên. Điều này khiến dư luận bất bình và nêu lên nhận định nên cộng điểm ưu tiên hợp lý hơn”.
Thiết nghĩ trong kỳ thi vừa qua, nếu thí sinh được tư vấn tốt, các em sẽ lựa chọn được những trường sát với năng lực của mình. Hoặc các em có thể tham khảo điểm chuẩn của những năm trước để có định hướng phù hợp. Trách nhiệm này cũng phần nào thuộc về các trường ĐH khi không đưa ra ngưỡng điểm nhận hồ sơ phù hợp, sát với điểm chuẩn để định hướng cho thí sinh, khiến thí sinh ảo tưởng.
Nhìn về những năm trước, 29 điểm là thủ khoa nhưng năm nay điểm cao nên mức điểm đó vẫn có thể trượt nguyện vọng 1. Bởi xét thêm tiêu chí điểm cộng ưu tiên nên nhiều thí sinh sẽ “đội điểm” cao hơn. Do đó vẫn nên tiếp tục duy trì chính sách cộng điểm ưu tiên nhưng phải điều chỉnh mức điểm cộng ưu tiên để phù hợp với năng lực của các thí sinh.