Theo thông tin từ cung cấp từ Bệnh viện Bạch Mai thì trong những ngày gần đây bệnh viện đã tiếp nhận hơn 300 ca khám bệnh vì sốc trong thi cử.
- Có những cơ hội nào cho thí sinh trượt Đại học ở nguyện vọng 1?
- Nhiều thí sinh vẫn trượt Đại học mặc dù đủ điểm chuẩn?
- 152 trường Đại học vẫn còn thiếu chỉ tiêu trong xét tuyển đợt 1
Trượt Đại học gây nên cú sốc tâm lý quá lớn đối với thí sinh
Làm thế nào để vượt qua nỗi đau sốc thi cử trượt Đại học?
Theo Bác sĩ Phạm Thu Hồng – Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho rằng việc thí sinh bị sốc khi biết mình trượt trong những kỳ thi hầu như năm nào cũng có, tuy nhiên năm nay lượng thí sinh nhập viện thăm khám lại tăng đột biến. Con số này có thể giảm một nửa tuy nhiên chỉ cần phụ huynh và học sinh nên chú ý phòng ngừa.
Kỳ thi THPT Quốc gia năm nay, theo thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết có khoảng 866.000 thí sinh đăng ký dự thi THPT, tuy nhiên trong đó có khoảng 640.000 thí sinh thi để lấy điểm xét tuyển vào các trường Đại học và Cao đẳng trên cả nước. Tuy nhiên chỉ tiêu tuyển sinh của Bộ GD&ĐT là 392.000 thí sinh, như vậy sẽ có khoảng 250.000 thí sinh bị trượt.
Nhiều trường hợp tự tử sau khi biết mình bị trượt khiến cả nước xôn xao, theo thông tin từ Bộ Y tế, tự tử là nguyên nhân gây nên tử vong thứ hai ở thanh niên, chỉ đứng sau tai nạn giao thông. Trong những năm gần đây việc tư vấn tâm lý trở nên phổ biến, tuy nhiên đối tượng cần phải được tư vấn nhiều nhất là cha mẹ thí sinh thì lại ít được quan tâm.
Cùng ý kiến với bác sĩ Thiện, Tiến sĩ tâm lý Nguyễn Mai Hoa nhấn mạnh: “Trong số các ca đến tư vấn tâm lý sau khi thi trượt, tôi luôn nói với các bạn: thi trượt là quyền của học sinh, giống như thi đỗ. Trượt một vài lần không đồng nghĩa với việc bạn là người kém cỏi, vô dụng. Còn rất nhiều con đường và lựa chọn khác”.
Một phần dẫn đến tình trạng thí sinh rơi vào tình trạng trầm cảm là do ba mẹ quá kỳ vọng vào con cái, luôn so sánh con nhà mình với con nhà người ta hoặc gây áp lực cho con cái bằng những lời lẽ đay nghiến.
Chính vì vậy để có thể tạo được tâm lý thoải mái cho thí sinh, các bậc cha mẹ không nên áp đặt một cách cứng nhắc. Có rất nhiều cơ hội và con đường lựa chọn cho tương lai, không nhất thiết phải là Đại học – Thạc sĩ Thu Hằng, giảng viên Cao đẳng Dược chia sẻ.
Trượt Đại học không có nghĩa là mình kém cỏi, ngu dốt
Tự tạo thú vui cho bản thân và làm những việc mình thích
Có nhiều bài viết trên chuyên mục tin tức Y tế Giáo dục chia sẻ rằng: Đối với những thí sinh thi trượt thì việc làm cần thiết lúc này là tìm một việc gì đó để tạo thành thú vui cho bản thân và làm những việc mình thích và chưa có cơ hội làm. Trường hợp của Cô Thu Phương có con gái thi trượt Đại học cho biết: khi con gái bảo muốn đi offline với hội thi trượt thì ban đầu cô cũng lo lắng sợ tụi nó làm bậy việc gì nhưng lại không dám cấm con vì sợ con gái càng tiêu cực hơn. Tuy nhiên khi gặp hội kia thì khoảng 2 tháng sau con bé trở lại bình thường và nói năm sau con thi Mỹ thuật Công nghiệp. Điều đó khiến cô mừng rơi nước mắt.
Theo chuyên gia tâm lý Trần Thu Hằng cho biết không có gì là không thay đổi được, sự việc dù đến mức cùng cực như nào cũng vẫn có thể xoay chuyển được. Chính bản thân tôi cũng luôn dùng cách này để thay đổi khi gặp phải tiêu cực. Khi buồn thì không nen giãy dụa và triệt tiêu nỗi buồn, hãy tự để cho nó bung ra hết, hết rồi thì lại trở về trạng thái bình thường.
Có nhiều người còn gặp đau khổ, bế tắc hơn, chứ trượt thi cử thì là cái đinh gì. Hãy luôn tạo một tâm lý vững vàng và nghĩ bản thân mình trượt Đại học còn không vượt qua thì thử hỏi nếu như gặp phải chuyện khác đau đớn hơn thì làm thế nào. Vì vậy các bạn trẻ không nên tự dằn vặt mình, trượt Đại học không có nghĩa là mình kém cỏi, ngu dốt.