Phần mềm lọc thí sinh ảo hoạt động như thế nào? Việc sử dụng phần mềm lọc ảo giúp giảm thiểu lượng thí sinh ảo tại các trường Đại học, tránh tình trạng vỡ trận như các năm trước. Vậy nguyên tắc hoạt động của phần mềm này như thế nào? 2 trường Đại học phía Nam vừa công bố điểm chuẩn năm 2017 Thực hư ...
Trang chủ > Hỏi Đáp Giáo Dục > Tin Tức Y Tế & Giáo Dục > Phần mềm lọc thí sinh ảo hoạt động như thế nào?

Phần mềm lọc thí sinh ảo hoạt động như thế nào?

Đánh giá: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Việc sử dụng phần mềm lọc ảo giúp giảm thiểu lượng thí sinh ảo tại các trường Đại học, tránh tình trạng vỡ trận như các năm trước. Vậy nguyên tắc hoạt động của phần mềm này như thế nào?

Phần mềm lọc ảo thí sinh hoạt động như thế nào?

Phần mềm lọc ảo thí sinh hoạt động như thế nào?

Theo tin tức Y tế Giáo dục: Năm 2015, đến ngày cuối cùng của đợt xét tuyển ĐH, lượng thí sinh đến rút-nộp hồ sơ tăng nhanh và xảy ra tình trạng “vỡ trận” tại một số trường ĐH vì hồ sơ của thí sinh đã rút nhưng thông tin về việc thay đổi nguyện vọng của các em vẫn chưa được các trường cập nhật kịp do sự cố nghẽn mạng Internet. Vì thế, các trường khác không thể nhập được dữ liệu để đăng ký xét tuyển cho thí sinh.

Mùa tuyển sinh năm 2016 tuy không còn tình trạng vỡ trận nhưng vẫn còn tình trạng thí sinh ảo gây khó khăn cho các trường trong việc tuyển đầu vào.

Năm nay, thí sinh được đăng ký không giới hạn về số nguyện vọng xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ. Với quy chế mới này, Bộ GD-ĐT cũng đã hỗ trợ các trường lọc được thí sinh ảo cũng như tránh nguy cơ “vỡ trận” khi thí sinh dồn vào ngày cuối cùng mới đăng ký xét tuyển. Vậy tuyển sinh 2017, phần mềm lọc ảo sẽ hoạt động như thế nào để tránh nguy cơ vỡ trận?

Công tác chuẩn bị phần mềm lọc ảo cũng đang hoạt động tốt và ổn định. Nói về việc chuẩn bị phầm mềm lọc ảo, PGS. TS Trần Văn Tớp cho biết: “Mấy tuần nay, phần mềm lọc ảo đang chạy các dữ liệu về danh sách giả định, nguyện vọng giả định như một cuộc “tập trận”.

Đặc biệt, với kỳ tuyển sinh năm nay, các trường được giao quyền tự chủ rất lớn nên cách thức hoạt động của các trường trong nhóm GX do ĐH Bách Khoa chủ trì rất khác với năm ngoái. Các trường sẽ cùng chia sẻ thông tin, cùng lọc ảo với nhau.

Điều lo lắng nhất đó là có một đơn vị nào đó chưa tâm huyết, chưa đầu tư thời gian cho phần mềm lọc ảo, trong quá trình chạy có thể gặp trục trặcVí như, chiều ngày (25/7) có một đơn vị do nhóm GX đưa ra điều kiện nộp hồ sơ của khối B00 (Toán, Hóa, Sinh) là điểm Tiếng Anh phải trên 4,00.

Nếu như vậy sẽ xảy ra tình trạng, nếu những thí sinh đã tốt nghiệp năm ngoái mà năm nay chỉ thi tổ hợp để xét tuyển ĐH thì sẽ bị vướng vì không có điểm Tiếng Anh. Một câu hỏi đặt ra là điểm dự thi Tiếng Anh năm ngoái của các em có được tính không? Nếu không được tính  thì sẽ có những em có điểm Toán, Hóa, Sinh rất cao nhưng không có điểm thi tiếng Anh trong kỳ thi THPT quốc gia năm nay sẽ bị loại ngay.

Hiện nay chúng tôi cũng đang trao đổi lại với đơn vị này, có thể đưa điều kiện này thành điều kiện sơ loại. Như ĐH Bách Khoa Hà Nội đưa ra điều kiện sơ loại là tổng ba môn thí sinh phải trên 20 điểm”. Được biết, kỳ tuyển sinh năm 2017, số lượng thí sinh đăng ký thay đổi nguyện vọng rất lớn. Vậy điều này có ảnh hưởng gì đến việc lọc ảo, điểm chuẩn các trường biến động lớn, các trường khó tuyển đủ chỉ tiêu?

Trả lời vấn đề này, PGS. TS Trần Văn Tớp cho hay: “Việc nhiều thí sinh thay đổi nguyện vọng không ảnh hưởng gì đến công tác lọc ảo và xác định điểm chuẩn của các trường. Sau khi chốt lại cơ sở dữ liệu mà các sở giáo dục gửi, thì cứ căn cứ vào đó để xét tuyển cũng giống như “án tại hồ sơ”.

Sử dụng phần mềm lọc ảo hạn chế được lượng sinh viên ảo tại các trường

Sử dụng phần mềm lọc ảo hạn chế được lượng sinh viên ảo tại các trường

Theo Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur được biết, phần mềm của ĐH Bách khoa thực chất là phần mềm vừa xét tuyển, vừa lọc ảo. Khi thí sinh đăng ký vào ngành của một trường nào đó. Phần mềm sẽ tự động lấy điểm từ phía trên xuống, nếu không vướng điều kiện gì thì như thí sinh trúng tuyển.

Tuy nhiên, vì thí sinh còn đăng ký nguyện vọng ở các trường khác nên phần mềm sẽ tiếp tục lọc. Ví dụ, thí sinh A vừa đăng ký xét tuyển vào ĐH Bách Khoa Hà Nội vừa vào ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Xây dựng. Nếu thí sinh A ưu tiên nguyện vọng 1 ở ĐH Bách Khoa Hà Nội thì lập tức phần mềm loại 2 nguyện vọng còn lại. Khi dữ liệu quá đông, dự kiến nhóm GX có khoảng 220.000 –  250.000 thí sinh chiếm tỉ lệ lớn của thí sinh miền Bắc. Tuy nhiên, chỉ lọc ảo được với những thí sinh cũng đăng ký nhóm GX.

Còn những thí sinh tham gia xét tuyển khối ngành quân đội, công an thì phần mềm không lọc được. Khi đó, phần mềm của Bộ GD&ĐT sẽ giúp các trường tiếp tục lọc ảo.

Theo thông tin từ Bộ GD&ĐT các nhóm trường xét tuyển miền Bắc sẽ được tiếp xúc với dữ liệu khối ngành quân đội và công an và một phấn thí sinh miền Trung. Nếu tiếp cận được dữ liệu tuyển sinh của những thí sinh ở Quảng Bình, Quảng trị, Huế ra miền Bắc học thì việc lọc ảo của nhóm GX sẽ còn hiệu quả hơn nữa. Như vậy, trừ lượng thí sinh không xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT quốc gia thì lượng thí sinh ảo sẽ được giảm thiểu”.

Có thể bạn quan tâm

Thuốc Bambuterol và toàn bộ thông tin về thuốc

Bambuterol có công dụng làm giảm các triệu chứng như ho, cảm thấy khó thở và thở khò khè ở những người bị bệnh hen suyễn.

Chat với chúng tôi