Thất nghiệp sau khi ra trường – Thí sinh hoang mang khi thay đổi nguyện vọng xét tuyển Chỉ còn ít ngày nữa là kế thúc thời gian thí sinh thay đổi nguyện vọng xét tuyển, tuy nhiên còn khá nhiều thí sinh hoang mang.
Trang chủ > Hỏi Đáp Giáo Dục > Thất nghiệp sau khi ra trường – Thí sinh hoang mang khi thay đổi nguyện vọng xét tuyển

Thất nghiệp sau khi ra trường – Thí sinh hoang mang khi thay đổi nguyện vọng xét tuyển

Đánh giá: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Chỉ còn ít ngày nữa là kết thúc thời gian thí sinh thay đổi nguyện vọng xét tuyển, tuy nhiên còn khá nhiều thí sinh hoang mang.

Phần lớn thí sinh thay đổi nguyện vọng xét tuyển theo tâm lý đám đông

Phần lớn thí sinh thay đổi nguyện vọng xét tuyển theo tâm lý đám đông

Công tác hướng nghiệp còn bị xem nhẹ trong nhà trường

Theo thống kê, năm 2016 có đến 191.000 cử nhân tốt nghiệp Đại học rơi vào tình trạng thất nghiệp. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp phải chăng công tác hướng nghiệp tại Việt Nam dành cho học sinh trước khi đăng ký nguyện vọng xét tuyển còn đang bị xem nhẹ.

Với số lượng sinh viên thất nghiệp năm 2015 là 225.500, năm 2016 có giảm hơn tuy nhiên vẫn ở mức cao hơn so với 2016 nhưng vẫn ở mức cao hơn so với mặt bằng chung. Theo ước tính nước ta có khoảng 2,4 triệu sinh viên, với số liệu thống kê như trên thì có tới gần 20% cử nhân không có việc làm, đó là chưa tính đến số lượng sinh viên làm trái ngành trái nghề, vì vậy số lượng này còn nhiều hơn nữa.

Theo Thạc sỹ Trần Thu Hường – Giảng viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho rằng thực trạng sinh viên thất nghiệp sau khi ra trường một phần là do công tác hướng nghiệp tại các trường THPT còn chưa được triển khai mạnh.  Rất nhiều thí sinh trước khi lựa chọn thay đổi nguyện vọng xét tuyển vẫn chưa biết bản thân nên theo ngành gì và sau này ra trường có cơ hội việc làm không. Bên cạnh đó công tác đào tạo hiện nay tại Việt Nam vẫn mang tính đào tạo đại trà, mang nặng lý thuyết, học không đi đôi với hành.

Thí sinh chưa định hướng được ngành nghề mình sẽ đăng ký

Thí sinh chưa định hướng được ngành nghề mình sẽ đăng ký

Chính vì vậy khi thí sinh đăng ký nguyện vọng trong những đợt thi THPT thường lựa chọn ngành học theo số đông hoặc ngành hot để đăng ký, phần lớn thí sinh chưa có định hướng nào cho ngành học. Phải chăng khi các em đăng ký xét tuyển hoặc thay đổi nguyện vọng xét tuyển vì không định hướng được ngành học khiến các em chọn bừa một ngành để rồi chán nản, chểnh mảng với việc học khi phát hiện không phải sở thích cũng như thế mạnh của bản thân. Rất nhiều sinh viên ra trường yếu kém về cả kỹ năng mềm lẫn tay nghề.

Thí sinh hoang mang khi thay đổi nguyện vọng xét tuyển

Trong thời gian thực hiện việc thay đổi nguyện vọng xét tuyển, có rất nhiều thí sinh bị hoang mang không biết nên thay đổi nguyện vọng như nào cho hợp lý. Điều này có rất nhiều nguyên nhân, một phần như năm nay có rất nhiều trường công bố điểm nhận hồ sơ ở mức bằng với mức điểm sàn của Bộ GD&ĐT, một do thí sinh chưa biết ngành học nào phù hợp với sở thích cũng như năng lực bản thân.

Chính vì vậy con số thất nghiệp hàng năm đối với các ngành nghề vẫn tăng lên. Đã hơn 10 năm trôi qua nhưng chất lượng giáo dục ở Việt Nam đặc biệt trong công tác hướng nghiệp tại THPT vẫn còn đang bỏ ngỏ, không được cải thiện. Đối với những học sinh cuối cấp, khi các em đang đứng trước cánh cửa Đại học thì lại không dám chia sẻ với thầy cô về việc lựa chọn ngành nghề bởi không biết phải hỏi như nào khi chưa một lần tham gia một buổi hướng nghiệp đúng nghĩa.

Công tác hướng nghiệp cho học sinh cần phải được đẩy mạnh

Công tác hướng nghiệp cho học sinh cần phải được đẩy mạnh

Trường hợp em Thu Hương – thí sinh tham dự kỳ thi THPT Quốc gia 2017 cho biết lý do em lựa chọn Trường Đại học Ngoại thương vì trong lớp em có nhiều bạn đăng ký nguyện vọng vào trường này nên em đăng ký theo.

Hầu hết các em đều không có những kiến thức cơ bản đặc biệt là kiến thức về ngành nghề. Chính điều này buộc các em phải tự vùng vẫy trong muôn vàn lựa chọn trường học phù hợp cho bản thân. Để rồi sau một thời gian học mới nhận ra bản thân không hợp với ngành nghề này đành nhắm mắt đưa chân đi qua quãng thời gian Đại học.

Những giờ lên lớp chẳng khác gì cực hình khi các sinh viên này không tiếp thu được mấy phần kiến thức. Và kết quả, xã hội lại đón nhận một nguồn nhân lực với chất lượng thấp.

Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho rằng công tác hướng nghiệp và lựa chọn nghề nghiệp đối với học sinh trong trường là vô cùng quan trọng. Hiện nay nền giáo dục nước ta đang đi ngược, tức là chọn trường học trước mới đến chọn nghề. Việc hướng nghiệp đối với học sinh không được quan tâm là một lỗ hổng rất lớn trong hệ thống nền giáo dục nước ta.

Thực trạng cử nhân hướng nghiệp giống như một lời cảnh báo cho nền giáo dục ở nước ta, đã đến lúc chúng ta cần nhìn nhận lại nhiều vấn đề ngay từ những gốc rễ. Tuy nhiên để thay đổi cần nhiều yếu tố như chương trình học, tâm lý học sinh, giáo viên…

Nguồn: Tin tức Y tế giáo dục

Có thể bạn quan tâm

Thuốc Bambuterol và toàn bộ thông tin về thuốc

Bambuterol có công dụng làm giảm các triệu chứng như ho, cảm thấy khó thở và thở khò khè ở những người bị bệnh hen suyễn.

Chat với chúng tôi