Các loại thực phẩm dưới này có chứa các vitamin và khoáng chất không phù hợp với thuốc, khi kết hợp sẽ có thể gây biến chứng hoặc nguy hiểm cho người dùng. Đây cũng là kiến thức cần biết của sinh viên Cao đẳng Dược để tư vấn cho người dùng thuốc.
Mặc dù đấy là những thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, nhưng khi kết hợp với thuốc chữa bệnh thì chúng đã biến thành độc dược.
Cam, quýt
Ai cũng biết họ nhà cam, quýt có chứa rất nhiều vitamin C, A cùng các khoáng chất rất tốt cho sự phát triển của cơ thể, giúp tăng cường hệ miễn dịch, da hồng hào, thậm chí là làm giảm cân. Tuy nhiên, chúng lại hoàn toàn không thích hợp với những người đang mắc bệnh liên quan đến đau dạ dày, dạ dày bị dư acid hay bị chứng ợ chua đeo bám. Nếu dùng với thuốc kháng viêm, trị bệnh đau bao tử, sẽ làm tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn, gây bỏng rát dạ dày và tăng lượng acid.
Cà phê và nước chè
Nếu đang “dính phải” những căn bệnh do thời tiết thay đổi thất thường như sổ mũi, viêm họng, cảm cúm… thì việc uống thuốc cùng với cà phê sẽ khiến thần kinh bị kích thích, hồi hộp, run rẩy, toát mồ hôi thậm chí gây ảo giác. Ngoài ra sẽ làm cho dạ dày bị kích thích ở cường độ mạnh và từ đó gây ra đau đớn. Một số loại thuốc cảm có chứa chất caffein cũng gây kích thích đối với niêm mạc dạ dày.
Đồ uống có chứa cồn
Ngày bình thường thì những đồ uống này đã không tốt với mọi người. Nhưng đặc biệt, nếu còn sử dụng chúng cùng với thuốc thì cực kì nguy hiểm hơn. Với những người đang dùng thuốc trị đau đầu, các bệnh tâm lý thì việc kết hợp đó sẽ luôn gây ra cảm giác buồn ngủ, người lừ đừ, mệt mỏi, chẳng thể tập trung vào việc học hay đơn giản là chạy xe đến lớp mỗi ngày.
Bưởi
Nước ép bưởi làm tăng sự hấp thu thuốc quá nhiều vào máu, có thể gây nguy hiểm. Không nên ăn bưởi khi uống một số loại thuốc sau: Một số thuốc chống dị ứng: Nếu dùng chung với bưởi có thể gây tử vong cho những người bị bệnh tim. Hay uống thuốc an thần, thuốc ngủ khi ăn bưởi sẽ gây ra cảm giác chóng mặt.
Tỏi
Tỏi là loại gia vị làm dậy mùi cho món ăn nhưng khi kết hợp với thuốc trị tiểu đường có thể gây giảm đường huyết trong máu đột ngột. Vì thế nên hạn chế sử dụng tỏi khi sử dụng loại thuốc này.
Sữa
Không nên sử dụng sữa khi uống thuốc vì nó ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất sắt của cơ thể. Yếu tố canxi trong sữa được cho là có thể cản trở tính hiệu quả của thuốc điều trị các bệnh tuyến giáp.
Tôm
Sau khi uống viên bổ sung vitamin C không nên ăn tôm trong vòng 2 tiếng đồng hồ. Bởi lượng lớn đồng trong tôm sẽ làm oxy hóa vitamin C, làm cho những viên bổ sung vitamin C mất tác dụng.
Thực phẩm quá giàu chất xơ
Nếu tiêu thụ thực phẩm giàu chất xơ khi uống thuốc có thể làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ thuốc của dạ dày. Nhóm thực phẩm này nếu dùng chung với thuốc chống suy nhược cũng sẽ cho kết quả ngược lại.
Thực phẩm giàu vitamin K
Những loại thực phẩm giàu vitamin K như trái bơ, rau ngò, rau diếp cá, cần tây, trái su, bắp cải xanh… rất tốt cho những người thiếu tiểu cầu – nguyên nhân gây nên hiện tượng máu loãng. Thế nhưng, những người mắc bệnh máu chứa nhiều tiểu cầu, máu quá đông đặc sẽ làm cản trở tình trạng lưu thông của máu trong cơ thể. Tuy nhiên, chỉ nên hạn chế chúng từ từ trong khẩu phần ăn mỗi ngày chứ không nên giảm một cách nhanh chóng để tránh tình trạng cơ thể bị thiếu chất dinh dưỡng và không thích nghi kịp với sự thay đổi này.