8 môn học “ám ảnh kinh hoàng nhất” trên giảng đường của sinh viên Đại học Đừng tưởng bạn đã thoát  khỏi “địa ngục” sau khi lên Đại học. Lên rồi mới biết có những môn học còn khó nhằn hơn cả cấp 3, đến nỗi phải học đi học lại nhiều lần Muốn nhận bằng tốt nghiệp Đại học sinh viên phải bơi được 50m Trường đầu tiên ký hợp ...
Trang chủ > Hỏi Đáp Giáo Dục > 8 môn học “ám ảnh kinh hoàng nhất” trên giảng đường của sinh viên Đại học

8 môn học “ám ảnh kinh hoàng nhất” trên giảng đường của sinh viên Đại học

Đánh giá: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Đừng tưởng bạn đã thoát  khỏi “địa ngục” sau khi lên Đại học. Lên rồi mới biết có những môn học còn khó nhằn hơn cả cấp 3, đến nỗi phải học đi học lại nhiều lần

Rất nhiều sinh viên đã phải học đi học lại môn này

Rất nhiều sinh viên đã phải học đi học lại môn này

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê Nin

The chuyên mục tin tức Y tế giáo dục: Đây là một môn học sinh viên năm nhất nào cũng phải trải qua. Mỗi khi nhắc tới môn này tất cả sinh viên đều lắc đầu ngao ngán. Thậm chí nhiều năm sau khi nhắc lại, các cựu sinh viên vẫn không khỏi ám ảnh. Đây là môn học khó, với rất nhiều quan điểm, học thuyết mang nặng tính hàn lâm. Là môn học đòi hỏi tính tư duy nhạy bén, cho nên đối với những sinh viên vừa mới chân ướt chân ráo bước vào cánh cổng đại học thì việc tiếp cận không dễ dàng chút nào.

Việc giảng dạy môn học này cho sinh viên cũng còn nhiều hạn chế, không thu hút được sinh viên dẫn đến tình trạng cứ đến môn học này là sinh viên lại gục xuống bàn ngủ và kết quả sinh viên không hiểu được bài.

Xác suất thống kê

Học sinh cấp 3 cũng đã được trải nghiệm ở năm lớp 11 với môn học này, tuy nhiên nó chỉ ở mức cơ bản. Lên Đại học kiến thức nâng cao hơn môn học đòi hỏi chất xám và sự chăm chỉ cao độ nên phần lớn sinh viên đều không qua nổi môn này, hoặc chỉ đủ điểm để không phải học lại, thi lại. Tình trạng học thật nhiều nhưng cũng “rớt” thật nhiều là tình trạng chung của các sinh viên sau khi thi hết môn, việc học lại là chuyện “thường ngày ở huyện”. Thậm chí có nhiều sinh viên phải học đi học lại  môn này nhiều lần.

Cũng đã có nhiều hội nhóm được thành lập để cùng nhau chia sẻ phương pháp học tập cũng như kinh nghiệm để có thể hoàn thành môn học này một cách tốt nhất

Toán cao cấp

Đây cũng là một môn học mà bất cứ sinh viên nào cũng phải trải qua. Môn học này đối với các sinh viên học chuyên ngành Xã hội thì thực sự là một cơn “ác mộng”. Bởi vì mức độ rối rắm cũng như lằng nhằng, khô khan và khó hiểu của những công thức toán học gần như là gấp n lần môn toán học thời học sinh vốn dĩ đã rất khó rồi.

Tính ứng dụng của môn này không nhiều dù cho học kinh tế hay kỹ thuật đi chăng nữa cũng rất ít trường hợp áp dụng được toán cao cấp vào công việc và cuộc sống sau này chứ đừng nói đến ban xã hội. Gồng mình lên để nhồi nhét những công thức toán học “khủng” đó rốt cuộc chỉ để giải quyết vấn đề nan giải đó là thi hết môn.

Hầu hết sinh viên đều có điểm học phần môn này không cao

Hầu hết sinh viên đều có điểm học phần môn này không cao

Logic học

Môn học khiến cho nhiều sinh viên ngán ngẩm nhất. Tuy nhiên môn này cũng chỉ có một số trường kỹ thuật mới phải học. Hầu hết sinh viên đều có điểm học phần môn này không cao, thậm chí phải thi lại, học lại là chuyện hết sức bình thường.

Logic học là một môn học đòi hỏi tính tư duy trừu tượng cao với những ký tự, phép toán và nhiều kiến thức phong phú mang nhiều nội dung về xã hội nhưng phương pháp giảng dạy và tiếp cận chưa phù hợp khiến cho hầu hết sinh viên rơi vào tình trạng “dở khóc dở cười” vì lúc học cũng thấy ổn ổn đấy nhưng đến lúc thi thì lại đảo lộn tất cả, tình trạng không hiểu đề, không biết cách giải đề là thực trạng chung khi thi logic học.

Tiếng Anh

Mặc dù Tiếng anh được coi như là ngôn ngữ thứ 2 của Việt Nam, học từ bé tới lớn nhưng lên đại học nó vẫn luôn là nỗi ám ảnh thường trực của rất nhiều sinh viên hiện nay, đặc biệt là với những bạn sinh viên có nền tảng kiến thức không vững chắc.

Mặc dù là môn học cấp thiết, phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới nhưng môn học này vẫn chưa được đầu tư giảng dạy một cách đúng đắn và hợp lý. Sở dĩ có tình trạng như vậy là bởi vì:

Thứ nhất, chương trình giảng dạy so với môn tiếng anh của học sinh cấp 3 không có gì mới, phương pháp giảng dạy khô khan và không có sơ hội thực hành các kỹ năng nghe – nói – đọc – viết mà chỉ chăm chăm học từ mới và ngữ pháp theo kiểu học thuộc lòng.

Thứ hai, về phía bản thân sinh viên có sự khác biệt về khả năng tiếng anh khá rõ rệt nhưng lại không được xếp lớp một cách hợp lý, những sinh viên học tốt một chút cảm thấy học với những bạn suốt ngày chỉ có “hello, how are you? I’m fine, thank you” thật là nhàm chán và không có không gian phát triển nên họ chọn cách theo học tại các trung tâm.

Thứ ba: Tâm lý học để lấy điểm qua môn đã trở thành tâm lý chung. Điều này khiến cho việc học tập tiếng anh càng trở nên khó khăn hơn.

Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam

Đây là hai môn học không quá trừu tượng, không đòi hỏi quá nhiều chất xám nhưng lại là môn học đòi hỏi sự kiên trì và mức độ tỉnh táo vô cùng lớn bởi lẽ đây là hai môn học dễ gây buồn ngủ nhất cho những tân sinh viên.

Hai môn học này tạo cảm giác quay lại môn lịch sử lớp 12 nên dễ tạo cho sinh viên có cảm giác vừa thân quen vừa xa lạ, cùng với phương pháp giảng dạy “đọc – chép – rèn luyện vở sạch chữ đẹp” khiến sinh viên nảy sinh tâm lý chán nản.

Môn học này chỉ dành cho sinh viên y khoa

Môn học này chỉ dành cho sinh viên y khoa

Giải phẫu học

Môn học này chỉ dành cho sinh viên y khoa, là môn học cơ sở quan trọng trang bị những kiến thức nền tảng cho những y, bác sĩ trong tương lai. Tuy nhiên, đây cũng là môn học gây ra nỗi “ám ảnh kinh hoàng” bởi môn học này các sinh viên sẽ phải tiếp xúc trực tiếp với cơ thể người thật, thực hành trên những tử thi được hiến tặng

Phải tiến hành mổ xẻ, bóc tách từng bộ phận cơ thể người quả thực không phải là một điều dễ dàng – nhất là với những bạn yếu tim quả thực là một cực hình. Giải phẫu học là môn học yêu cầu sinh viên phải chuẩn bị lòng dũng cảm theo đúng nghĩa đen của nó.

Bạn Linh đang học chương trình văn bằng 2 Cao đẳng Dược kể rằng: Mặc dù đã được chuẩn bị tâm lý khá kỹ lưỡng nhưng tình trạng sinh viên bị sốc và ngất xỉu trong giờ học giải phẫu là chuyện hết sức bình thường. Nhiều sinh viên không chịu nổi “cú sốc” này mà bị ám ảnh, sợ hãi cả trong từng bữa ăn, giấc ngủ. Thậm chí có trường hợp phải từ bỏ giấc mơ y khoa của mình vì không đủ can đảm thể theo học được.

Thể dục

Tình trạng lười vận động, không ưa thích thể thao khiến cho nhiều sinh viên cảm thấy môn học này là một trong những môn học “kinh khủng” nhất của quãng đời sinh viên. Để có thể ra trường sinh viên phải trải qua 4-6 kỳ học môn thể dục. Có những môn thể dục không phải sở trường của mình khiến nhiều sinh viên phải học đi học lại tới mấy lần mới vượt qua được.

Nguồn: Cao đẳng Y Dược Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

Thuốc Bambuterol và toàn bộ thông tin về thuốc

Bambuterol có công dụng làm giảm các triệu chứng như ho, cảm thấy khó thở và thở khò khè ở những người bị bệnh hen suyễn.

Chat với chúng tôi