Nhiều bạn sinh viên dù đã ở thành phố lâu năm vẫn không tránh khỏi những chiêu thức lừa đảo tinh vi. Nắm rõ các hình thức lừa đảo là cách để bạn tự bảo vệ mình.
- 5 nguyên tắc khi sử dụng thuốc bất cứ ai cũng phải ghi nhớ
- Bác sĩ chuyên khoa nào thu nhập cao nhất?
- Nhói lòng số phận người hành nghề Y luôn sống trong sợ hãi
6 chiêu thức lừa đảo sinh viên cần biết để bảo vệ mình
Sinh viên thường là “con mồi” của các đối tượng lừa đảo vì phải sống xa nhà, chưa có điều kiện kinh tế. Để tự bảo vệ mình, các bạn sinh viên hãy cảnh giác những chiêu trò lừa đảo quen thuộc dưới đây:
Bán hàng đa cấp
Cách nhận diện những người bán hàng đa cấp là mặc vest chỉn chu, đầu tóc bóng bẩy với những lời mời chào ngọt như mía lùi về mức thu nhập khủng, thời gian làm việc ít, không cần vốn đầu tư, không đòi hỏi kinh nghiệm chuyên môn… Nếu không tỉnh táo, sinh viên rất dễ bị siêu lòng trước những lời dụ dỗ ngon ngọt này.
Nếu có bất cứ ai (có thể cả người quen) lân la rủ bạn đi hội thảo, gặp gỡ kinh doanh hoặc tư vấn về một hình thức kinh doanh nào đó, thì hãy cảnh giác bởi có thể đây là chiêu dụ của những người bán hàng đa cấp.
Bán hàng đa cấp
Tin tuyển dụng không rõ ràng
Nhiều bạn sinh viên có tâm lý chung là muốn tìm một công việc làm thêm để lo tiền ăn học. Lợi dụng tâm lý đó, hàng loạt trung tâm môi giới việc làm xuất hiện với những tờ rơi tìm việc được dán tràn lan tại các bến xe buýt, cổng trường hay được dán trên các cột điện, bảng tin.
Đặc điểm chung của những tin tuyển dụng này là lương cao, đi làm ngay, không đòi hỏi kinh nghiệm, được đào tạo tại chỗ, không mất tiền cọc… Những công việc này thường ghi tuyển nhân viên kinh doanh, chỉ có số điện thoại liên lạc, không có thông tin rõ ràng về công ty đa số là lừa đảo.
Đây là trường hợp của Ngân Anh (Sinh viên năm nhất Cao đẳng Dược Hà Nội), sau khi liên hệ với trung tâm việc làm theo số điện thoại trên tờ rơi, cô bạn phải đóng một số tiền gọi là “phí môi giới” và hẹn khi nào có việc sẽ được báo. Tuy nhiên sau đó tiền mất mà công việc không thấy đâu, khi đến Trung tâm để hỏi lại thì bị đe dọa, quát tháo. Vì sợ hãi nên Ngân Anh đành chịu “tiền mất tật mang”, coi như mất tiền để “mua” kinh nghiệm đầu đời.
Tin tuyển dụng không rõ ràng
Cảnh giác khi mua đồ nhân đạo
Lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin của các bạn sinh viên bằng cách đóng giả tật nguyền hoặc người nghèo khổ rồi mời mua ủng hộ các đồ dùng nhân đạo như tăm, bút bi, bông ngoáy tai. Thậm chí nếu chưa quyết định mua những người này cũng dúi thẳng vào tay của bạn rồi nhanh chóng xin họ tên, số điện thoại để ghi vào sổ những tấm lòng hảo tâm.
Sau khi bạn kí tên, bọn chúng sẽ đưa tăm tre và ghi vào sổ mức giá trên trời như 20.000, 50.000 đồng thậm chí cả 100.000 đồng/gói. Nhiều người không trả tiền thì ngay lập tức nhóm lừa đảo dọa nạt, quát tháo, thậm chí giữ người lại để gọi đồng bọn xung quanh. Tốt nhất trong trường hợp này, bạn nên đi thẳng luôn và không cầm bất cứ đồ gì từ người lạ dúi vào mình.
Cảnh giác khi mua đồ nhân đạo
‘Cò’ nhà trọ giá rẻ
Những tờ giấy cho thuê phòng trọ giá rẻ được dán ở các cột đèn, bến xe nhưng không có địa chỉ cụ thể mà chỉ có số điện thoại liên hệ thì 90% là chiêu thức lừa đảo sinh viên thuê trọ. Khi liên hệ với số điện thoại trên, bạn sẽ được dẫn đi vòng vèo các chốn, rồi dẫn bạn tới một địa chỉ bất kỳ, nếu bạn không ưng ý địa chỉ này thì vẫn phải trả cho họ từ 100.000 – 200.000 đồng tiền phí ‘đưa đi’. Nếu bạn phản kháng lại sẽ lập tức bị đe dọa.
Để tìm được một chốn ở ưng ý, bạn nên tìm nhà qua những trang web uy tín hoặc xem phòng trực tiếp từ chủ nhà. Nắm rõ mức giá, điều kiện của căn phòng định thuê mới trao đổi và ký hợp đồng thuê phòng.
‘Cò’ nhà trọ giá rẻ
Xin tiền đi xe
Tại các bến xe bus, xe khách thường xuất hiện nhiều đối tượng “ăn xin” xuất hiện dưới vỏ bọc lịch sự, trang nhã để dễ lấy lòng người. Những lý do xin tiền được đưa ra rất thuyết phục như quên ví, bị rơi hay bị móc ví dẫn đến không còn tiền để đi xe. Cùng với cách giao tiếp và ăn mặc lịch sự, chúng có thể lấy lòng tin và sự giúp đỡ của nhiều người.
Với những trường hợp này, bạn có thể cho hoặc không, vì có những người bị mất tiền và cần sự giúp đỡ thật. Tuy nhiên hãy chú ý đến biểu hiện và thái độ của những người đó để phán đoán, tránh việc trao niềm tin nhầm vào kẻ xấu.
Xin tiền đi xe
Người lạ nhận quen biết trên xe bus
Ngay cả những nơi đông người như bến xe, trên xe bus cũng có thể xuất hiện kẻ gian. Những đối tượng này sẽ vu khống bạn là người thân của họ để lôi kéo xuống xe nhằm cướp đồ đạc. Nếu gặp tình huống như trên, bạn hãy bình tĩnh nhờ sự hỗ trợ của tài xế, phụ xe và những người xung quanh. Không nên chia sẻ nhiều thông tin cá nhân với người lạ. An toàn nhất là ngồi chung ghế đã có một người ngồi trước, gần người lái xe hoặc phụ xe.
Nguồn: Caodangyduoc.com.vn