Mới đây dòng chia sẻ: “sinh viên ăn cơm từ thiện 2000 của người nghèo” đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều và có ý kiến đưa ra” “Nghèo sao không học Cao đẳng Y Dược”
- Bí kíp để sinh viên Cao đẳng Y Dược học tốt và dễ dàng có việc làm
- Sinh viên Cao đẳng Y Dược “hốt bạc” nhờ nghề Marekting Dược
- Những tâm tư giảng viên Cao đẳng Y Dược muốn sinh viên thấu hiểu
Cao đẳng Y Dược miễn giảm 100% học phí năm 2017
Mới đây, một dòng chia sẻ “Sinh viên sức dài vai rộng ăn cơm từ thiện của người nghèo” được đăng tải lên mạng, cho thấy thực trạng xã hội đang diễn ra tại khá nhiều các quán cơm từ thiện 2.000, 5.000 đồng đã dấy lên 2 luồng ý kiến trái chiều.
Sinh viên nghèo hay quá ỉ lại để xếp hàng ăn cơm từ thiện
Vào ngày 11/10/2017, anh Vũ Tuấn Anh – chuyên gia về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp tại TP.HCM , người sáng lập dự án phát triển nghề nghiệp cộng đồng cho sinh viên – đăng tải hình ảnh nhiều thanh niên trai tráng trong đó có đến 80% là sinh viên đứng xếp hàng chờ mua cơm 2000 đồng.
Anh Tuấn Anh chia sẻ rằng : “Hiện tượng này không còn là câu chuyện của một sinh viên nghèo đi ăn cơm từ thiện nữa, mà đây đã là một hiện tượng trong xã hội.”
Với chia sẻ này, một số người lên tiếng đồng tình với nhận xét của anh Tuấn Anh khi cho rằng sinh viên, thanh niên sức dài vai rộng hoàn toàn có thể làm thêm để kiếm tiền nuôi sống bản thân một số người đồng cảm với những bạn sinh viên này cho rằng “ai cũng biết khổ như sinh viên”
“Mình thấy nhiều bạn trẻ bây giờ mở mồm ra là kêu thất nghiệp trong khi đó lại không tìm cách chuyển đổi nghề nghiệp. Sinh viên thì kêu phải lo học phí cao, chỗ ăn chỗ ở nên “nghèo lắm” vậy sao không học trường có học phí thấp hơn hay đi làm thêm. Đúng là nhiều bạn trẻ bây giờ quá thụ động và ỉ lại” người dùng mạng có tên Đình Ngọc (sinh viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur) bình luận.
Mặc dù nhận được nhiều ý kiến đồng tình, thế nhưng những dòng chia sẻ của anh Tuấn Anh cũng vấp phải không ít lời phản đối.
“Em thấy mấy quán cơm từ thiện này đều ghi kèm dòng chữ là dành cho người lao động nghèo và sinh viên nghèo. Như vậy thì sinh viên như tụi em đến ăn cũng đúng thôi. Ai cũng biết sinh viên khổ mà, mọi người nên thông cảm cho tụi em”, N.V.S (sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) chia sẻ.
“Hãy đặt mình vào hoàn cảnh sinh viên trước rồi phán xét thì mới hiểu và thông cảm cho họ. Đừng vội chỉ trích mà phải nhìn vào hoàn cảnh khó khăn của sinh viên và những người lao động đó! Tại sao cho rằng sinh viên ăn cơm 2.000 đồng là không có lòng tự trọng?”, một người dùng mạng nhận xét.
Tuyển sinh Cao đẳng Y Dược chỉ cần tốt nghiệp THPT
Học phí cao, sinh viên nghèo sao không học Cao đẳng Y Dược
Liên hệ với anh Tuấn Anh, anh cho rằng đây là một biểu hiện của sự lười biếng của người trẻ.
“Chúng ta không thể nào sống bằng từ thiện cả đời. Các bạn sinh viên còn sức trẻ cần phải đi làm thêm để thêm đồng chi tiêu. Có rất nhiều công việc làm thêm khác nhau, quan trọng các bạn có dám dấn thân để trưởng thành hay không”, anh Tuấn Anh bày tỏ.
Đồng quan điểm với anh Tuấn Anh, Vũ Thêm – Dược sĩ tại một nhà thuốc bức xúc bày tỏ: “ Mọi vấn đề đều có cách giải quyết, học phí cao, sinh viên nghèo, thay vì học Đại học sao không chuyển sang Cao đẳng Y Dược, nghèo sao không đi làm thêm như mấy bạn ở trường Cao đẳng Y Dược Pasteur. Còn những người thất nghiệp sao không chuyển đổi sang văn bằng 2 ngành Dược như mình, dễ dàng có việc lương ổn định. Thế hệ thành thanh niên hiện nay ỉ lại và thiếu chủ động quá”.
Có một số bạn cho rằng những người thất nghiệp, hay những sinh viên nghèo là do họ không biết nhìn nhận xu hướng xã hội. Muốn vào bằng được Đại học, học phí cao thì kêu nghèo, ra trường thất nghiệp không có việc làm thì đi ăn cơm từ thiện thay vì chọn ngành khác để chuyển đổi nghề nghiệp. Theo đó cũng có một số bình luận gợi ý rằng xu hướng chuyển đổi Văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược đang la xu hướng hot nhất hiện nay, các bạn trẻ có thể tìm hiểu.
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đào tạo theo mô hình Viện – Trường
Những chuyên gia nói gì qua câu chuyện này
Sau những chia sẻ trên, những chuyên gia tâm lý, giảng viên trong ngành giáo dục,… cũng đưa ra nhìn nhận và lời khuyên.
Tiến sĩ xã hội học Phạm Thị Thúy (chuyên viên tham vấn tâm lý Nhà Văn hóa phụ nữ TP.HCM) thì nhìn nhận: “Đúng là sinh viên có nhiều bạn khó khăn nên thỉnh thoảng cũng cần đến những quán cơm từ thiện. Nhưng mà dù có khó khăn đến đâu nhưng mình là những người lành lặn, có sức khỏe và tuổi trẻ, hoàn toàn có thể đi làm thêm để trang trải cho cuộc sống. Một vài bữa thì ăn cơm từ thiện được nhưng nếu ngày nào mình cũng phụ thuộc vào cơm từ thiện và mình ỷ lại thì đấy là một điều đáng trách và điều này cực nguy hiểm cho thế hệ trẻ hiện nay.
Tiến sĩ Y Dược Nông Thị Tiến thẳng thắn rằng: “Tôi hoàn toàn không ủng hộ việc sinh viên lấy lý do nghèo, học phí cao, không có tiền để đi ăn cơm từ thiện thường xuyên như thế được. Như nhiều sinh viên Cao đẳng Dược, Cao đẳng Điều dưỡng, Cao đẳng Xét nghiệm được miễn 100% học phí nhưng vẫn đi làm thêm như gia sư, bán hàng, phụ quầy thuốc,… để có thêm thu nhập và trang trải cuộc sống bằng chính đôi tay làm ra. Chỉ trong trường hợp bất đắc dĩ là ốm, đau, bệnh tật không thể đi làm thêm thì có thể thỉnh thoảng tìm đến cơm từ thiện. Nhưng bình thường thì phải tự lực cánh sinh, tự làm nuôi sống bản thân”.