Hành trình 3 năm đầy thăng trầm khi học Cao đẳng Điều dưỡng đã giúp tôi trưởng thành hơn rất nhiều. Vui có, buồn có, đã từng muốn từ bỏ nhưng lại quyết sống chết với nghề.
- Là con gái học Điều dưỡng thì đừng yêu đương mù quáng
- Học ngành Điều dưỡng giúp cô gái xấu xí lấy được chồng ngoại quốc
- Không cần quá xinh đẹp con gái Y Dược vẫn được đàn ông “săn đón”
Cao đẳng Y Dược – Cái nơi nuôi dưỡng ước mơ
Cao đẳng Y Dược Pasteur: Cột mốc cuộc đời, cái nôi nuôi dưỡng ước mơ
Nhật ký 23 tháng 8 năm 2013: Đến “nhậm chức”Tân sinh viên
Đây là cột mốc quan trọng của cuộc đời tôi. Lần đầu tiên bước chân vào cổng trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur. Bỡ ngỡ nhưng hiếu kì, lạ lẫm nhưng mới mẻ. Đây là ngôi nhà thứ 2 sẽ gắn bó 3 năm cuộc đời sinh viên và là nơi nuôi dưỡng ước mơ cho tôi. Tôi tự cho mình cái quyền ưỡn ngực lên vài phút và vênh váo rằng “”ta là sinh viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur””.
Ngày 25 tháng 12 năm 2013: Kết thúc học kì I
Nhận được bảng điểm học kỳ một. Buồn và thất vọng về bản thân. Học cũng không xong thì sau này làm sao cứu người. Kết quả học tập đứng thứ 2… từ dưới lên. Vốn là người hiếu thắng, tôi quyết tâm kì tới sẽ săn học bổng của trường. Trường tôi nhiều học bổng lắm….
Ngày 15 tháng 5 năm 2014: Xuất sắc giành học bổng
Kết thúc học kì 2 năm nhất, với sự chăm chỉ cần cù, tôi thường xuyên tìm kiếm tin tức Y Dược, thông tin y tế… để trau dồi kiến thức cho mình. Điểm tổng kết cuối kì tôi vươn lên đầu lớp, một cú lộn ngược dòng khiến cho tôi trở thành “hiện tượng” của khoa Cao đẳng Điều dưỡng. Tôi tự hào lắm và từ đó tôi rút ra bài học: cái vỏ của thành công được làm từ sự quyết tâm và kế hoạch bền bỉ.
Năm 2 Thực tập thực tế Bệnh viện: Nhận thức rõ vai trò của Điều dưỡng
Ngày 15 tháng 8 năm 2014: Hành năm 2, đời không như mơ
Năm 2 rồi! Tôi bắt đầu được học kiến thức chung của ngành và vui nhất là tôi được đi thực tế ở Bệnh viện. Trường tôi giỏi lắm, nhà trường xây dựng bệnh viện riêng để chữa bệnh cho người dân và cho sinh viên thực tập, mời toàn Bác sĩ, Dược sĩ trong và ngoài nước về thôi. Tôi háo hức, chờ đợi ngày được mặc áo blouse trắng nơi buồng bệnh.
Thực tập nơi bệnh viện trong môi trường thực tế mới thấy mình hóa ra trước kia chỉ là “Ếch ngồi đáy giếng”, tôi nhận thấy rằng bản thân còn nhiều hạn chế, bảo sao nhà trường lại thường xuyên cho chúng tôi thực hành thực tập là vậy.
Ngành Y không hào nhoáng như mọi người nói đâu. Đau đớn, lăn lộn, vật vã là những từ chưa diễn tả hết nỗi đau của người bệnh. Đêm trực thức trắng, ngày trực chạy đôn chạy đáo cũng chưa đủ vất vả bởi vì cảm thấy chưa cống hiến được gì.
Chứng kiến cảnh tử vong đầu tiên tại khoa cấp cứu. Bệnh nhân là phụ nữ 43 tuổi tiền sử hen phế quản nhập khoa khi đã ngưng thở, tim ngừng đập. Cả khoa nháo nhác cả lên. Mình không biết làm gì chỉ đứng yên tại trận. Đội ngũ điều dưỡng tất tưởi cấp cứu bóp bóng ép ngực, cả khoa phòng chỉ nghe thấy tiếng rung lên của cơ thể người phụ nữ theo nhịp. Một lúc sau, Bác sĩ chính ngồi thụp xuống, “vô phương cứu chữa”Người con gái vừa về nhà lấy quần áo chuẩn bị cho những ngày nằm viện, nghe tin mẹ cô đã qua đời như sét đánh ngang tai, hai bố con ôm nhau khóc làm không khí trong phòng lắng xuống. Lần đầu tiên mình khóc nức nở vì một người không ruột thịt, không quen biết. Khóc vì thương cho gia đình người phụ nữ ấy, khóc vì nhận ra rằng ranh giới sự sống cái chết rất mong manh, khóc vì mình đã không thể làm được gì…Áp lực nghề nghiệp, từ nỗi dằn vặt bản thân khiến tôi nhiều lần muốn từ bỏ… ôi nghề Y.
Vai trò của Điều dưỡng viên ngày càng quan trọng
Ngày 18 tháng 4 năm 2015: Nhìn nhận nghề nghiệp toàn diện hơn
Học kì cuối năm 2, vòng thứ hai đi lâm sàng bệnh viện. Nhìn lại thấy mình không còn là cô sinh viên run run không cầm nổi bơm kim tiêm như ngày nào. Nhận thức rõ ràng hơn về nghề điều dưỡng và hình dung một cách toàn diện công việc của một điều dưỡng. Cảm nhận được bệnh viện không chỉ có tiếng kêu rên đau đớn mà còn có tiếng cười, lòng lạc quan yêu đời của bệnh nhân. Thấy họ dễ thương hơn là đáng thương!
Tiếp xúc với khoa hồi sức và cấp cứu lần hai thấy rõ vai trò to lớn của điều dưỡng. Nếu ví buồng bệnh là một sân khấu thì bác sĩ hầu hết bên trong cánh gà, còn điều dưỡng là những nghệ sĩ dẻo dai trên sân khấu, tự điều phối công việc và khéo léo xử lý những tình huống xảy ra với bệnh nhân. Khao khát trở thành điều dưỡng giỏi lại dâng trào nhưng không phải vì tính hiếu thắng muốn hơn người, muốn “tỏa sáng” trên “sân khấu” mà vì giờ đó là sứ mệnh, trách nhiệm, nghĩa vụ, vai trò của mình, phải giỏi để cứu người.
Nói chăm sóc cũng được, phục vụ cũng được, y tá cũng được, điều dưỡng cũng chẳng sao… Mình và các bạn sinh viên khoa Cao đẳng Dược, Cao đẳng Xét nghiệm của trường Pasteur được giáo dục ở một ngành nghề mà không một đất nước nào có thể thiếu, không một thời đại nào có thể thiếu. Nếu nói nghệ sĩ phục vụ khán giả để đem lại tiếng cười thì cũng như nói điều dưỡng viên phục vụ để đem lại sức khỏe cho nhân dân bằng những kĩ năng được đào tạo hẳn hoi.
Tốt nghiệp Cao đẳng Điều dưỡng: Nhiều suy nghĩ ngổn ngang về cuộc sống, nghề nghiệp
25 tháng 8 năm 2015: Những khó khăn phải đối mặt
Năm ba, năm cuối của cô sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng bắt đầu với nhiều suy nghĩ ngổn ngang. Học tập? Công việc? Tương lai? Nhận ra nhiều điều chưa làm được, nhiều lỗ hổng kiến thức chưa được hoàn thiện. Cần phải cố gắng hơn nữa. Vòng ba lâm sàng với triền miên bản kế hoạch chăm sóc, tập trung vào nâng cao kiến thức bệnh và kĩ năng giao tiếp. Sự khéo kéo nhanh nhạy là điều thực sự cần thiết với nghề.
Thời sự, báo đài, thông tin y tế… nói quá nhiều về ngành y: Điều dưỡng làm rơi 5 bé sơ sinh, điều dưỡng tiêm nhầm thuốc, người nhà bệnh nhân kiện trong vụ sản phụ chết tại bệnh viện… Đau lòng và áp lực nhiều hơn!
Ngày 15 tháng 4 năm 2016: Tiếp thêm động lực để chiến đấu
|Quay về bệnh viện của trường thực tập. Nghe nói có những con người rất giỏi. Điều dưỡng làm việc độc lập, xử lý được cả những ca cấp cứu nguy hiểm, làm được thủ thuật cấp cứu chính xác. Một môi trường học tập lý tưởng!
Ba tháng thực tế nhận ra còn quá nhiều điều phải học hỏi. Ấn tượng nhất khoa gây mê hồi sức. Thì ra còn rất nhiều những điều dưỡng yêu nghề và năng nổ như vậy. Ba tháng đã tiếp thêm sức lực khiến mình có thể chiến đấu với công việc sau này.
Những ngày tháng cuối cùng của thời sinh viên như chậm lại. Muốn hèn nhát níu kéo thời gian ngừng trôi, vì thấy lo sợ khi sắp phải rời trường học ra trường đời.
Sinh viên sắp ra trường phải đối diện với nhiều khó khăn thử thách
Ngay 14 tháng 7 năm 2016: Chênh vênh giữa những ngã rẽ mới
Hèn nhát trốn tránh cũng chẳng thắng nổi thời gian. Cái buổi học cuối cùng đã đến. Chia tay đứa bạn thân nhất cùng học Điều dưỡng cùng chơi với nhau từ bé, bỗng nhiên thấy sao mà lạc lõng, cô đơn. Nó không về quê mà cũng chẳng làm Điều dưỡng vì sợ không chịu được áp lực, máu me,….nên quyết định học thêm Văn bằng 2 Cao đẳng Dược để bán thuốc. Sau này chỉ còn đơn phương độc mã mà chiến đấu trên trường đời không còn những đứa bạn suốt ngày chia sẻ bao ngọt bùi thời đi học. Từ nay phải tự nghĩ tự làm tự quyết định.
Tốt nghiệp Cao đẳng Y ngành Điều dưỡng với tấm bằng Điều dưỡng viên loại giỏi, tôi không đi làm, không phải tôi kém, không phải không tìm được việc (tôi được nhà trường giới thiệu làm việc ở một Bệnh viện của Nhật), không phải tôi chán nghề cũng chẳng phải về quê lấy chồng…mà tôi muốn dành khoảng thời gian mình suy nghĩ và lập kế hoạch về một tương lai, phát triển sự nghiệp lâu dài. Dù có tự lực cánh sinh hay trường giúp đỡ mình thì vẫn phải phấn đấu vì sự nghiệp điều dưỡng còn dang dở, vẫn còn có những cuộc chiến đang chờ ở phía trước. Sẽ cố gắng làm thay đổi cách nhìn của mọi người về điều dưỡng. Cố lên tôi ơi!”
Ngày 25 tháng 8 năm 2016_ Nguyen Russia