Điều dưỡng là ngành có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con người. Vì vậy khi làm việc, Điều dưỡng viên phải luôn biết cân bằng giữa tình cảm và lý trí.
- Tâm sự của một Điều dưỡng viên trước ngày nghỉ hưu
- Tôi đã thực hiện ước mơ trở thành Điều dưỡng viên như thế nào?
Người đồng nghiệp của tôi
Sơn là đồng nghiệp trẻ của tôi, cậu ấy mới tốt nghiệp Cao đẳng Điều dưỡng năm ngoái, cậu ấy khá thông minh, lễ phép và chăm chỉ đọc sách, đó là lý do tôi rât quý cậu ấy vì vậy tôi luôn cố gắng dành mọi thời gian của mình để kèm cặp và hướng dẫn em hành nghề. Sơn khá thông minh và nắm vững kiến thức vì vậy cậu ấy dễ dàng thích nghi với công việc tại đây.
Nghề Điều dưỡng viên cần đề cao lý trí hay tình cảm?
Tiếp xúc với cậu ấy tôi cảm thấy, mặc dù là con trai nhưng dường như cậu ấy sinh ra là để làm nghề điều dưỡng vậy. Cậu ấy rất khéo léo, ân cần và chu đáo cộng với đó là tính cách hài hước vì vậy những ai tiếp xúc với cậu ấy đều cảm thấy thoải mái. Chẳng thể mà Sơn rất được lòng của bệnh nhân từ người già cho đến trẻ con. Tuy nhiên khi có những tình huống bất ngờ xảy cậu ấy như biến thành người khác vậy bản lĩnh, nhanh nhạy và tự tin đến lạ thường. Vì vậy mà không biết bao nhiêu lần cậu ấy đã kịp thời cứu giúp được bệnh nhân qua cơn nguy kịch.
Phải nói thật, mặc dù là người có nhiều năm kinh nghiệm công tác hơn Sơn nhưng tôi vẫn phải nể phục cậu ấy ở khả năng kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý trí và cảm tính khi hành nghề.
Khi làm việc Điều dưỡng viên cần đề cao cảm tính hay lý trí?
Tôi vẫn còn nhớ như in lời căn dặn được viết trong một cuốn giáo trình mà tôi được học khi còn là sinh viên năm 2 Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: “Khi bệnh nhân của mình ra đi, không một người thầy thuốc nào không cảm thấy đau buồn. Nhưng nhiệm vụ tiên quyết của người thầy thuốc là phải gác nỗi đau buồn của bản thân lại, cho đến khi những nhu cầu của gia đình và bệnh nhân đã được giải quyết!”. Đây là lời căn dặn làm cho y khoa trở thành nghề đẹp đẽ nhưng vô cùng khó nhọc. Tất cả sinh viên theo học trong ngành Y Dược đều phải được huấn luyện để biết kiềm chế cảm xúc, không được để cảm xúc chi phối khi hành nghề. Càng trong những tình huống nguy hiểm, cấp bách người điều dưỡng càng phải bình tĩnh và tỉnh táo thậm chí còn phải lạnh lùng để có thể nhanh chóng tìm ra giải pháp cứu chữa cho bệnh nhân. Mọi sự lúng túng, rối trí vào lúc đầy đều có thể đẩy bệnh nhân vào tình huống nguy hiểm.
Tuy nhiên, đó là trong lý thuyết còn trong công việc thực tế thì những Điều dưỡng viên như chúng tôi luôn phải để cao Y đức và chữ Tâm lên hàng đầu bởi những lúc ốm đau bệnh tật là lức bệnh nhân rất cần sự quan tâm và chia sẻ của chúng tôi để phần nào có thêm niềm tin và sức mạnh chiến đấu với bệnh tật. Không chỉ vậy, có đôi lúc Điều dưỡng viên còn cần phải đóng vai trò như một nhà tâm lý để lắng nghe, chia sẻ và đưa ra những lời khuyên hữu ích cho bệnh nhân. Chẳng thế mà những Điều dưỡng viên như chúng tôi được ví như “những thiên thần áo trắng có phép lạ làm xoa dịu mọi đau đớn và bệnh tật cho bệnh nhân”.
Có thể nói để có thể hoàn thành tốt công việc của mình, người Điều dưỡng phải biết cân bằng giữa lý trí và cảm xúc. Khi chăm sóc thì cần tình thương và và sự ân cần, còn khi cứu chữa thì đòi hỏi lý trí phải có sự tỉnh táo.
Tuyển sinh Cao đẳng Y Dược năm 2017 xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT
Gian nan nghề Điều dưỡng
Không chỉ riêng tôi mà tất cả những người đồng nghiệp của tôi khi xác định theo học Cao đẳng Y để làm Điều dưỡng viên là phải đổi mặt với nhiều những nỗi khó khăn vất vả và nguy hiểm. Khó khăn thì có thể phần nào bạn đã cảm nhận được nhưng nguy hiểm chúng tôi phải đối mặt hàng thì không phải ai cũng biết. Hàng ngày chúng tôi phải đối mặt với nguy cơ lây bị lây nhiễm bệnh tật từ chính bệnh nhân của mình. Thậm chí chúng tôi còn phải đối mặt với các nguy cơ bị hành hung hoặc đe dọa khi thất bại trước một ca bệnh nào đó từ phía người nhà bệnh nhân. Chẳng thế mà Ở Mỹ, nghề Y Dược được xếp vào một trong những nghề rất nguy hiểm bên cạnh nghề cứu hỏa và cảnh sát.
Y Dược nói chung và Điều dưỡng nói riêng là những ngành nghề đòi hỏi phải đề cao chữ Tâm lên hàng đầu vì vậy dù trong bất cứ hoàn cảnh nào chúng tôi cũng luôn cố gắng cống hiến hết tâm sức cho nghề. Tuy nhiên, nghề nào cũng có những rủi ro nhất định, vì vậy chúng tôi luôn mong muốn nhận được sự cảm thông sâu sắc từ phía bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.
Vất vả là vậy, khó khăn là vậy và nguy hiểm là vậy nhưng chưa bao giờ tôi có ý định bỏ nghề để đi theo một nghề khác nhàn hạ hơn. Với tôi, nụ cười và sức khỏe của bệnh nhân mình chăm sóc tốt lên từng ngày chính là động lực để tôi cố gắng và cống hiến hết mình.