Chăm sóc, quan tâm bệnh nhân hơn cả bản thân, bị quát mắng mà phải nuốt nước mắt để nở nụ cười…là công việc hàng ngày của Điều dưỡng viên. Vất vả có, gian nan có nhưng cái tâm với nghề đâu dễ bỏ.
- Cám ơn cô Điều dưỡng viên: Người giúp tôi hồi sinh linh hồn
- Theo đuổi nghề Điều dưỡng viên, tình yêu và tiền bạc sẽ theo đuổi bạn
Thâu đêm suốt sáng cùng bệnh nhân
Nhiều người nói điều dưỡng là “chân sai vặt” của bác sỹ nhưng có ở trong nghề, nghe kể về công việc hàng ngày của họ mới thấy “chân sai vặt” ấy quan trọng đến dường nào.
Điều dưỡng viên dùng cả đời cứu triệu người
Chị Hồ Lan- cựu sinh viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, hiện làm điều dưỡng Khoa Chăm sóc đặc biệt trong một bệnh viện cho biết: “Bên cạnh việc theo dõi tình hình, tiêm thuốc, người điều dưỡng phải chăm sóc cho bệnh nhân từ thể xác đến tinh thần. Với những bệnh nhân nằm liệt giường, có khi cả năm trời mình sẽ thường xuyên hỗ trợ xoa bóp cơ thể để nhanh chóng hồi phục. Nằm lâu như vậy, chúng mình phải thường xuyên thay nhau ngồi động viên, tám chuyện để khích lệ tinh thần cho họ vui vẻ, mau chóng khỏi bệnh”
Với những Điều dưỡng viên thuộc khoa hậu phẫu, hồi sức cấp cứu ở các bệnh viện, chuyện thức cả đêm bên giường bệnh để theo dõi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân đã trở thành chuyện hiển nhiên.
Thanh Tâm- Điều dưỡng Khoa Gây mê hồi sức trại hồi sức hậu phẫu, Bệnh viện Đa khoa Vân Đình cho biết: “Khoa mình chuyên điều trị bệnh nhân sau mổ cần phải được chăm sóc toàn diện, đòi hỏi người điều dưỡng phải luôn theo dõi sát người bệnh, túc trực cả ngày lẫn đêm. Khi bệnh nhân gặp sự cố, biến chứng nguy hiểm còn báo kịp cho bác sỹ cấp cứu. Chỉ cần một giây lơ là sẽ đánh đổi bằng tính mạng của người bệnh. Thế nên nhiều lúc tinh thần của tụi mình trong trạng thái căng như dây đàn”
Cái tâm với nghề đâu dễ bỏ
Để trụ lại được với nghề vất vả nhưng chưa được coi trọng này, các chị phải luôn tâm niệm làm vì cái tâm, vì sức khỏe của bệnh nhân, coi người bệnh như bản thân mình để chăm sóc hết mình.
Cùng thay băng, rửa vết thương nhưng làm sao bệnh nhân thấy yên tâm, không đau, không bị nhiễm trùng mới thật sự là điều dưỡng.
“Nếu thay gạc cho bệnh nhân sợ dơ tay, tắm rửa cho họ sợ vất vả, cấp cứu tai nạn sợ máu… sẽ không thể làm nghề này. Còn làm chỉ để xong việc, đối phó thì những bệnh nhân nằm liệt giường cả năm ai sẽ chăm sóc?” – chị Vân từng học văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược ngành Cao đẳng điều dưỡng chia sẻ.
Tuyển sinh Cao đẳng điều dưỡng năm 2017
Không ít lần gặp ca cấp cứu do tai nạn, ngộ độc với nhiều bệnh nhân, điều dưỡng phải tự mình băng bó vết thương, cấp cứu cho người bệnh vì bác sỹ làm không xuể. Chị Nhàn- Bệnh viện An Việt kể lại lần mình tự cầm máu, bó nẹp cẳng chân đã gãy lủng lẳng vì tai nạn của một bệnh nhân nam trong xe ô tô.
Chấp nhận làm Điều dưỡng viên là chấp nhận nuốt nước mắt chảy ngược. Nhiều trường hợp bệnh nhân trong quá trình điều trị thường đau đớn, không kiềm chế được bản thân mà hay quát tháo điều dưỡng nhưng các cô vẫn phải thấu hiểu tâm lý bệnh nhân để thông cảm, an ủi họ.
Chấp nhận cái nghề Điều dưỡng viên là chấp nhận đánh đổi sức khỏe của mình để mang đến sức khỏe cho triệu người. Chăm sóc bệnh nhân đồng nghĩa với việc điều dưỡng viên phải cùng họ chống lại dịch bệnh. Thậm chí, bạn My vừa làm Điều dưỡng viên, vừa theo học thêm văn bằng 2 Cao đẳng Dược chia sẻ: “ Có lần mình chăm sóc cả phòng bệnh sốt virus đợi đến các cô các bác khỏi bệnh thì mình lại lăn ra bị ốm. Mình chẳng trách ai được, vì sơ xuất nên phải chịu. Với lại, dùng sức khỏe của mình mà đổi lại sức khỏe của chục người như vậy cũng đáng. Vậy là mình đã thành công, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ rồi (cười)”
Con người Điều dưỡng viên là vậy: Luôn âm thầm chịu đựng, dù có đánh đổi thứ quan trọng nhất của đời mình- sức khỏe thì họ vẫn luôn vui vẻ, sẵn lòng. Nhưng sự hi sinh thầm lặng của họ ít được ghi nhận bởi mọi người ngẫu nhiên cho rằng đó là nghĩa vụ trách nhiệm của Điều dưỡng viên.
Dẫu biết rằng điều dưỡng viên gian nan vất vả lắm nhưng có gì vui hơn khi bệnh nhân xuất hiện, có gì vui hơn khi nhìn thấy niềm hạnh phúc trên khuôn mặt của họ. Vậy nên những ai đang theo đuổi nghề hãy cố gắng theo đuổi đến cùng nhé!