Nếu như bên Úc Bác sĩ, Điều dưỡng được bảo vệ quyền lợi, được hưởng lương cao, được quan tâm thì ở Việt Nam những điều đó lại không được áp dụng phổ biến với cán bộ Y tế.
- Những giọt máu trên màu áo Blouse trắng của Điều dưỡng viên
- Muốn làm Điều dưỡng viên nên học Đại học hay Cao đẳng Điều dưỡng?
- Điều dưỡng viên truyền động lực giúp người bệnh chiến thắng bệnh tật
Những người học Trường Y Dược phải rất dũng cảm và can đảm
Rất yêu nghề mới dám học Đại học, Cao đẳng Y
Tôi biết một bác sỹ người Việt khi anh sang Úc thực tập 5 tháng theo một chương trình học bổng. Anh là bác sỹ chuyên khoa ở một bệnh viện lớn ở Hà Nội, còn trẻ và hiền lành. Hỏi chuyện gia đình, tôi biết anh sống ở thành phố một mình, vợ con ở xa, anh chỉ lâu lâu mới về thăm và ăn cơm “bụi” hàng ngày. Vốn muốn hiểu rõ hơn, tôi hỏi anh về thu nhập của mình. Anh ngập ngừng nhưng sau đó anh cũng cho tôi chi tiết hơn. Lương chính 7,4 triệu. Bồi dưỡng làm thủ thuật chuyên môn loại 1 như nội soi phế quản là 37.000 đ/ca. chọc dịch màng phổi 6.000đ/ca, Sinh thiết màng phổi 20.000đ/ca, Tiền độc hại khi làm việc ở khoa truyền nhiễm là 15.000đ/ngày…..
Học ngành y đã khó từ lúc thi đầu vào, rồi cặm cụi học hành, thực tập, thời gian học lại lâu đến gấp đôi các đại học khác, rồi ra trường lại khó xin việc. Tôi tin là chỉ có bạn trẻ nào rất yêu nghề mới dám học ngành này. Nhiều bác sỹ hay điều dưỡng viên tốt nghiệp Cao đẳng Điều dưỡng mới ra trường đi làm không lương với hy vọng xin được việc, bao nhiêu bạn rồi sẽ đạt được nguyện vọng đó? Nhưng tôi không hiểu nổi điều này: Bác sỹ, điều dưỡng làm việc vất vả, tiền lương ít, vậy thì bao nhiêu năm mới đủ.
Bác sĩ, Điều dưỡng viên ở Úc có cách để tự vệ khi bị hành hung
Tôi may mắn sau khi tốt nghiệp ở một Trường Cao đẳng Y Dược ở Việt Nam và sau đó làm trong ngành chăm sóc sức khoẻ của Úc. Người ta tiến xa hơn Việt Nam mình nên tôi được làm việc trong môi trường tốt hơn. Tốt hơn ở đây được hiểu là lương đủ sống, là không phải chạy tiền khi xin việc miễn là mình đạt tiêu chuẩn cần tuyển dụng. Nếu không, người nhập cư như tôi làm gì có việc làm.
Tốt hơn, là người ta tuyển dụng đủ số lượng bác sỹ và điều dưỡng viên, để một bác sỹ không phải khám cả dăm chục bệnh nhân một ngày hay một điều dưỡng phải “chăm sóc” vài chục bệnh nhân một ca.
Tốt hơn, vì họ không xây hội trường, khu hành chính/giám đốc to đẹp và đầy đủ thiết bị mà khoa điều trị thì chật chội và thiếu tiện nghi.
Tốt hơn, vì chính phủ Úc biết rằng nhân viên y tế được quan tâm tốt thì bệnh nhân mới đươc chăm sóc tốt. Chúng tôi có chỗ ngồi yên ổn và riêng biệt với ly cà phê hay ly trà miễn phí trong giờ giải lao 15 phút hay giờ nghỉ 30 phút bữa giữa ca với đồ ăn tự mang theo.
Tuy phòng điều dưỡng luôn mở như quầy tiếp tân để tiện giao tiếp với bệnh nhân và người nhà, nhưng nếu bệnh nhân hay người nhà có thái độ hung hăng, lời nói xúc phạm thì điều dưỡng có thể bấm nút báo động, bảo vệ sẽ đến ngay. Đây là quyền lợi của Điều dưỡng viên, chứ không như ở Việt Nam tôi thấy các Bác sĩ, y tá khổ quá. Bị tát, bị chửi, bị đánh đập đến thập tử nhất sinh mà vẫn còn bị mang tiếng “hạnh họe bệnh nhân” nên mới bị vậy.
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đào tạo Điều dưỡng viên chuyên nghiệp
Bác sĩ Việt Nam rất khác Bác sĩ ở Úc
Chúng tôi còn được làm việc trong điều kiện vệ sinh an toàn hơn, dụng cụ, đồ để khử trùng hay bảo hộ y tế có sẵn xung quanh và được nhắc nhở sử dụng đúng cách để giảm nhiễm trùng và lây nhiễm cho bệnh nhân và cho nhân viên y tế.
Về mặt chuyên môn, các bác sỹ hay điều dưỡng viên tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng Y Dược mới ra trường đều được giúp đỡ tận tình. Hàng năm, bác sỹ hay điều dưỡng được tập huấn cả thực hành và lý thuyết về các kỹ năng chung theo tiêu chuẩn nghề nghiệp và họ phải chiểu theo những tiêu chuẩn đó mà đăng ký hành nghề lại.
Bác sỹ không chữa được mọi bệnh tật và cũng không thể biết hết mọi thứ nhưng bác sỹ có thể thành thật giải thích cho bệnh nhân và gia đình hiểu về chẩn đoán, hướng điều trị có thể lựa chọn và rủi ro kèm theo để gia đình và bệnh nhân thông cảm và an tâm
Thành ra, có vẻ như sự khác biệt khi làm trong ngành Y tế ở Úc là chúng tôi được chăm sóc về đời sống và rà soát về chuyên môn kỹ hơn phần đông các nhân viên y tế ở Việt Nam. Nếu ở Việt Nam, các bạn được đào tạo và làm việc trong một hệ thống như ở Úc, tôi tin các bạn cũng sẽ làm việc hết mình vì bệnh nhân, không bao giờ nhận tiền từ bệnh nhân, và sẽ được bệnh nhân cảm thông và tin tưởng.
Nhưng nếu tôi ở Việt Nam, liệu tôi có phải đổi nghề vì không chuẩn bị đủ tiền để có một công việc?
Hiểu rằng nước mình vẫn còn nghèo, tôi vẫn mong sao cho nhân viên y tế đủ sống bằng tiền lương, được làm việc trong môi trường an toàn và thân ái, được kiểm tra và bồi bổ kiến thức chuyên môn thường xuyên, để họ an tâm hành nghề cứu người.
Mong sao nghề Y luôn là nghề tuyệt vời có thể làm giảm nỗi đau sinh tử của con người, để bệnh viện đích thực là nhà thương.Với riêng tôi, tôi mong cho cháu bác sỹ tôi quen sớm thu xếp được gia đình nhỏ bé của mình, không phải một mình ngồi quán cơm “bụi” hàng ngày sau giờ chữa bệnh.