Sẽ có nhiều yếu tố để sinh viên Cao đẳng Y Dược giành được tấm vé theo đuổi nghề nghiệp của mình. Chủ động là yếu tố có thể chưa đủ nhưng nhất thiết phải có khi tham gia phỏng vấn xin việc.
- Sinh viên Cao đẳng Y Dược tay nghề giỏi sẽ có thu nhập cao
- Tỉ lệ sinh viên Cao đẳng Y Dược có việc làm qua những con số
- Những câu hỏi thường dùng để phỏng vấn sinh viên Cao đẳng Y Dược khi đi xin việc
Phong cách ăn mặc ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc phỏng vấn
Trang phục của sinh viên Cao đẳng Y Dược phải toát lên sự chuyên nghiệp
Không ít sinh viên Cao đẳng Y Dược dường như không chú ý lắm tới vấn đề trang phục khi tham gia phỏng vấn xin việc. Dù đến một cơ sở Y tế xin làm Điều dưỡng viên hay đến một doanh nghiệp lớn làm Trình Dược viên bạn cũng cần trau chuốt vẻ bề ngoài. Trang phục là một trong những điều tạo ấn tượng ban đầu với nhà tuyển dụng, trang phục gọn gàng cũng thể hiện sự tôn trọng của bạn với nhà tuyển dụng.
Trang phục khi đi phỏng vấn sinh viên Cao đẳng Y Dược nên chú ý: lịch sự, có thể nghiêm túc một chút. Với nam nên chọn áo sơ mi, quần sẫm màu và đầu tóc gọn gàng. Với nữ lưu ý không nên trang điểm quá đậm hay lòe loẹt khiến họ nghĩ rằng bạn chú trọng việc đầu tóc hơn là kiến thức. Ấn tượng tốt sẽ giúp bạn cởi mở và chủ động hơn trong buổi phỏng vấn
Chủ động tươi cười và chào hỏi nhà tuyển dụng
Một ngày nhà tuyển dụng phải thực hiện phỏng vấn rất nhiều người vì vậy áp lực công việc khiến họ căng thẳng, cáu gắt là điều dễ hiểu. Nếu bạn là một sinh viên Cao đẳng Y Dược thông minh thì đừng “đổ thêm dầu vào lửa” bằng sự bực tức, cau có của bạn với phỏng vấn viên, hãy thể hiện sự tích cực chủ động bản thân qua việc chào và mỉm cười tươi với họ ngay cả khi nhà tuyển dụng dường như phớt lờ, không chú ý lắm. Khi trả lời câu hỏi hãy nhìn thẳng vào người phỏng vấn, nếu không tự tin nhìn vào mắt, bạn có thể nhìn vào trán, cằm ..miễn sao bạn luôn giữ sự trực diện với người phỏng vấn và khiến cho họ cảm thấy bạn thực sự tư tin khi đối diện với họ.
Làm chủ thời gian và câu chuyện
Một điều lưu ý với sinh viên học Văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược là việc hạn chế “thời gian chết” trong quá trình trao đổi. Khi trả lời bạn đừng đưa ra những câu trả lời cụt ngủn như “có” hoặc “không” mà phải biết dẫn dắt, kéo dài và tăng cường thông tin cho câu trả lời. Tuy nhiên những người biết nhiều cũng không nên nói quá nhiều, lan man lạc đề.
Họ không thể nắm bắt hết những thông tin bạn chia sẻ cung cấp, nên dù học thêm Văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược có hiểu biết nhiều đến đây cũng chỉ chọn lọc nhưng thông tin có giá trị và show ra cho nhà tuyển dụng thấy. Hơn nữa thời gian là có hạn, hãy biết nên dừng câu chuyện ở đâu để họ tò mò về bạn.
Tuyển sinh Cao đẳng Y Dược chỉ cần tốt nghiệp THPT
Chủ động kết thúc cuộc trò chuyện và bày tỏ sự biết ơn
Nhiều nhà tuyển dụng thường đánh giá sinh viên Cao đẳng Y Dược khá bị động, hãy khiến họ phải thay đổi suy nghĩ về bạn. Dù kết quả có như thế nào sau buổi phỏng vấn thì bạn hãy thể hiện mình là một người học Y Dược không chỉ được học kiến thức mà còn được đào tào về kĩ năng giao tiếp, năng động, chủ động…Bạn cần giữ thái độ tôn trọng và thể hiện sự biết ơn vì đã dành thời gian và cơ hội phỏng vấn viên cho mình.
Sau khi kết thúc cuộc phỏng vấn, hảy chủ động viết thư cám ơn qua mail, đây cũng là cơ hội cuối cho bạn cứu vãn cuộc phỏng vấn nếu có thất bại. Rất nhiều thí sinh tốt nghiệp Văn bằng 2 Cao đẳng Dược học ngoài giờ hành chính đã từng chia sẻ rằng dù họ mất bình tình, thể hiện chưa tốt trong cuộc phỏng vấn nhưng sau đó họ đã chủ động viết mail cám ơn và mong muốn có cơ hội làm việc và cuối cùng họ đã được nhận. Hãy cố gắng và nỗ lực cho đến cùng. Vượt qua được những khó khăn trong cuộc phỏng vấn này bạn mới có thể theo đuổi con đường sự nghiệp đang ở phía trước.
Cuộc phỏng vấn xin việc không chỉ đơn thuần là buổi trao đổi để hiểu biết nhau giữa nhà tuyển dụng và ứng viên, đó còn là cả một nghệ thuật giao tiếp. Phần lớn trong các tình huống chủ động luôn giúp các bạn ghi điểm và tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Chúc sinh viên Cao đẳng Y Dược thành công.