“Người mẹ điên” bị nhà chồng ruồng bỏ, bị đánh đập, bị con ruột xa lánh…đến khi con khôn lớn, trở thành Điều dưỡng viên. Ngày tốt nghiệp cũng là ngày mẹ e về cõi vĩnh hằng.
- Học Cao đẳng điều dưỡng tưởng không dễ mà dễ không tưởng
- Xúc động với câu chuyện “Chàng trai 8 tuổi” cầu hôn cô điều dưỡng
- Điều dưỡng viên – Cái nghề “ Dễ tìm việc mà cũng dễ bỏ việc”
Người mẹ điên sinh con ra rồi bị nhà chồng đuổi
Hai mươi hai năm trước có một người con gái đi đâu cũng cười cười nói nói, đầu bù tóc rối, người dân trong làng ai cũng xua đuổi và gọi là “con mụ điên”. Hồi đó cha tôi mới ngoài 30 nhưng vì mất một cánh tay, gia đình lại quá nghèo nên mãi không cưới được vợ. Bà nội thấy con điên (mẹ của tôi) cũng có sắc vóc nên quyết định đem về làm vợ cho cha tôi để có đứa cháu nối dõi. Dù không can tâm, nhưng nhìn cảnh nhà đành cắn răng chịu đựng.
Người mẹ điên khiến cả thế giới cảm phục
Ngày tôi mới lọt lòng, bà ẵm luôn mất tôi, không bao giờ cho mẹ đến gần vì sợ “người đàn bà điên” đó vứt cháu nội của bà đi. Cho dù ngực mẹ căng tràn đầy sữa nhưng tôi không được một ngụm nào vì bà nói trong sữa mẹ có “bệnh thần kinh” sợ lây cho tôi. Vì vậy, mỗi lần mẹ tiến lại gần tôi là bà nhìn với vẻ mặt nghiêm khắc và kiên định, mẹ hiểu ra, mặt sợ hãi khủng khiếp lùi lại phía sau.
Sau 2 năm từ khi mẹ về đây, nhà đã nghèo, có thêm mẹ tôi giờ gia đình không thể chống chịu với cái đói được nữa vì vậy bà nội quyết định nấu một nồi cơm to để cho “con dâu’ ăn bữa cuối rồi đuổi đi. Bà vừa xúc đầy một bát cơm đưa cho mẹ vừa bảo: “Con dâu, nhà ta giờ nghèo lắm rồi, mẹ có lỗi với cô, cô ăn hết bát cơm rồi đi tìm nhà giàu hơn mà ở, sau này cấm quay lại đây nữa, cô rõ chưa”. Vừa và miếng cơm to vào mồm nghe bà nội nói liền tỏ ra kinh ngạc, nước mắt lưng tròng quay sang nhìn tôi, ngụm cơm trong miệng lã tã rơi ra, lắp bắp quỳ xuống kêu ai oán: “Đừng, đừng…” tiếp đó mẹ sẻ cơm trong bát vào nồi, chỉ bớt lại một phần nhỏ, rồi ngước mắt nhìn bà một cách đáng thương hại. Hóa ra, mẹ muốn nói với bà rằng mẹ sẽ ăn ít đi chỉ mong bà đừng đuổi. Bà nội cũng là đàn bà, sự cứng rắn cũng chỉ là vỏ ngoài, bà quay đầu lại nuốt những giọt nước mắt rồi nghiêm mặt nói: “Ăn mau còn đi. Ở nhà này cô cũng chết đói thôi!”. Mẹ tuyệt vọng thất thần bước ra ngoài cửa nhưng không chịu đi, mẹ quay lại, đưa một tay ra phía lòng bà, thì ra, mẹ muốn được ôm tôi lần đầu cũng là lần cuối. Bà lưỡng lự nhưng dù đưa cho mẹ bế nhưng tay bà luôn đặt sẵn dưới thân tôi. Lần đầu tiên mẹ được ẵm tôi vào lòng, miệng cười hạnh phúc rạng rỡ mà nước mắt ràn rụa, hóa ra người điên cũng có ý thức về tình mẫu tử. Mẹ ôm tôi chưa được ba phút, bà nội không đợi được giằng tôi trở lại, rồi vào nhà cài chặt then cửa lại, mẹ tôi lững thững bước đi, bóng nhỏ dần rồi mất hút…
Ngày trở về và những ngày tháng đẫm nước mắt của hai mẹ con
5 năm sau, khi vào lớp 2, tôi mới phát hiện, ngoài tôi ra, bọn trẻ chơi cùng đều có mẹ. Tôi tìm bà và cha đòi thì họ đều bảo mẹ tôi chết rồi, còn bọn trẻ cn và hàng xóm đều bảo: “Mẹ mày là một con mụ điên, bị bà mày đuổi đi rồi.” Ngày đó, tôi làm gì biết “điên” nghĩa là gì, mẹ điên thì trông như thế nào nhỉ? mẹ giờ còn sống không?
Không ngờ, năm tôi bảy tuổi, mẹ tôi trở về sau 5 năm lang thang.
Nghe bọn trẻ báo tin mẹ về, tôi vứt bát cơm xuống chạy vội ra đầu làng, lòng háo hức nhưng trước mặt tôi là người đàn bà áo quần rách nát, tóc tai còn những vụn cỏ khô, chân tay bẩn thỉu cầm một quả bóng tiến về phía tôi, nhếch mép bảo: “ Tuấn…bóng….bóng…” . Một thằng cu đứng cạnh tôi kêu to: “Tuấn, bây giờ mày biết mẹ điên là thế nào chưa? Là như này, mẹ mày đấy”, chúng nó cười trong sự bàng hoàng của tôi. Tôi lùi lại, quay đầu chạy về nhà, vừa chạy tôi vừa sợ, vừa khóc như nhìn thấy “ma’ vậy. Về nhà, tôi đã hét ầm lên: “Trả mẹ cho con, con mụ điên kia không phải là mẹ con”. Bà nội nghiêm mặt quát: “Tuấn, con không được láo, đó là mẹ của con đó”, tôi vùng vằng bĩu môi: “Cháu không có loại mẹ điên khùng thế này!”. Bà nội lại giơ tay lên định đánh thì từ bên ngoài mẹ xông vào như một cơn gió một tay ôm lấy tôi, một tay chỉ vào đầu kêu hoảng hốt: “Đánh tôi, đánh tôi!”. Tôi hiểu ra, mẹ muốn che chở cho tôi, cánh tay bà trên không trung thõng xuống, miệng lẩm bẩm: “Đúng là ý trời, không chia cắt được tình mẫu tử, nó cũng biết yêu thương con đây”. Ngày mẹ tôi đi, bà day dứt lương tâm nên giờ đây khi mẹ quay lại, bà đã để mẹ ở lại.
Ngày mùa đông đói rét, mẹ vượt đường đất mang ô đến cho tôi, có lẽ đi đường ngã mấy lần nên toàn thân trông như con khỉ lấm bùn, mẹ đứng ở ngoài cửa sổ lớp học nhìn tôi cười ngớ ngẩn, miệng còn gọi tôi: “Tuấn… ô…”. Có mấy đứa bạn tôi cười khúc khích, tôi oán hận mẹ khủng khiếp, hận mẹ không biết điều, hận mẹ làm tôi xấu hổ, hận thằng bạn nhại lại từng lời nói của mẹ, tôi xông lại đánh nhau với nó nhưng vì người nhỏ con nên bị nó ẩn ngã đập đầu xuống đất. Thấy vậy, mẹ tôi bên ngoài lao vào trong tát bốp phát vào mặt nó rồi ra đỡ tôi cùng về. Đi đến đoạn đường giữa làng, có mấy bà cô hình như là mẹ và bác thằng Tú (thằng bạn đánh tôi) đứng chặn lại, thì ra nó chạy về mách mẹ nó. Chẳng nói chẳng rằng, hai người đàn bà xông lại đánh mẹ tôi túi bụi, mẹ tôi chỉ biết ôm đầu, lăn bò dưới đất van nài: “ đừng… đừng…”, mồm họ thì liên tục dùng tay cào xé vào người mẹ tôi rồi chửi bới: “Đồ điên, dám đánh con tao, bà cho mày biết tay…”, lần đầu tiên trong lòng tôi đau đến vậy. Bât chợt tôi kêu “Mẹ” và chạy đến đẩy hai người đó ra “đừng đánh mẹ cháu nữa”. Đợi họ đi, tôi quay lại ôm mẹ đang nằm co ro trên nền bùn đất, dù trời mùa đông mưa phùn tầm tã lạnh đến thấu xương, nhưng tôi lại có càm giác ấm cúng vô cùng kì lạ, có lẽ đó là ngọn lửa tình mẫu tử đang cháy trong tôi. Đó là lần đầu tôi và mẹ cùng đi về, lần đầu tôi thấy tự hào về người mẹ điên của mình…
Trở thành điều dưỡng viên sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Y Dược Pasteur
21 năm vất vả nuôi con thành Điều dưỡng viên
Mùa hè năm 2010 tôi đỗ vào trường Đại học Y nhưng vì học phí quá cao nên tôi đành ngậm ngùi từ bỏ ước mơ Đại học của mình. Đúng khi đó, tôi nhận được tin Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur có chính sách miễn 100% học phí Cao đẳng Y Dược ( gồm cả Cao đẳng điều dưỡng, Cao đẳng Dược và xét nghiệm Y học) cho những đối tượng khó khăn thuộc diện chính sách nghèo khó nên tôi đã nhanh chóng làm hồ sơ và nhập học tại đây. Vì có thành tích học tập xuất sắc nên tôi thường xuyên được nhận học bổng của trường thế là cả 3 năm không mất tiền học, không mất tiền ở ( ở kí túc xá) nên dù học Y Dược nhưng gia đình lại không tốn kém nhiều cho tôi.
Cha tôi vẫn đi làm thuê, việc tiếp tế mang đồ ăn đặt lên vai mẹ, không ai thay thế được. Bốn mươi ki lô mét từ nông thôn ra thành phố, mang cả rỏ hoa quả đồ ăn mà đi xe nào, đường nào đến đâu đều rõ mồn một, chưa bị lạc lần nào, kể cả địa chỉ của trường ở 101 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội mẹ tôi cũng dễ dàng tìm được đến. Ngày nắng cũng như ngày mưa, thật là kì tích, hễ bất cứ việc gì làm vì con trai, mẹ đều không điên tí nào. Ngoài tình mẫu tử ra, tôi không còn cách giải thích nào khác.
Tháng 5/2013 là ngày tôi tốt nghiệp Cao đẳng điều dưỡng ra trường. Bà nội đã già không đi xa được, bố bận đi làm ăn xa nên chỉ mình mẹ đến chia sẻ niềm vui với tôi. Tôi mua cho mẹ một bộ quần áo mới, mẹ thích lắm, khác với trước kia, bạn bè, anh chị tôi quen học Văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược hay các bạn học điều dưỡng khi biết câu chuyện về gia đình tôi đều bày tỏ lòng thương xót và cảm phục “người mẹ điên” khiến tôi càng thêm tự hào. Chụp ảnh xong, mẹ tôi háo hức cầm tấm ảnh 2 mẹ con ngắm ngía mãi, nhìn khuôn mặt mẹ hạnh phúc, tôi chân thành: “Mẹ, con cám ơn mẹ, mẹ là niềm tự hào của con!” Mẹ cười hì hì dù tôi biết mẹ không thể thực sự cảm nhận hết được lòng biết ơn của tôi bây giờ.
Ngày con tốt nghiệp cũng là ngày mẹ về với thế giới bên kia
Trước lúc mẹ về, tôi theo thói quen dặn dò mẹ phải cẩn thận an toàn, mẹ ờ ờ trả lời. Tiễn mẹ xong, tôi lại bận rộn hoàn thành đề tài nghiên cứu cho một cuộc thi tôi đang tham gia. Ngày hôm sau, khi đang ở kí túc, bà thím vội vã chạy đến hỏi mẹ tôi có đến chụp ảnh tốt nghiệp cùng tôi không? Tôi nói có đến nhưng mẹ về luôn trong ngày. Thím nói: “Không, mẹ mày đến giờ vẫn chưa về nhà!” Tim tôi thót lên, mẹ tôi chắc không đi lạc đường? Quãng đường này mẹ tôi đã đi ba năm rồi. Cùng lúc đó, một anh khóa trên tôi học Văn bằng 2 Cao đẳng Dược chạy đến thở hổn hển, gọi giật: “Tuấn, Tuấn… vào… vào…bệnh viện ngay, mẹ em đang cấp cứu trong Bệnh viện YHCT Trường Giang đấy”. Tôi như chết lặng, tức tốc chạy một mạch đến bệnh viện. Nghe người dân ở đó kể lại, mẹ tôi bị một tên cướp giật ví nên chạy theo hắn đòi lại, trong lúc chạy qua đường không may bị ô tô tải đâm và bắn xa 10m. Nằm thoi thóp trên vũng máu chảy từ mồm, từ tai, mẹ trút những hơi thở hổn hển lặp đi lặp lại câu nói: “Ảnh…. Tuấn…. con trai….” Thì ra mẹ đuổi theo tên cướp không vì đòi lại tiền mà là vì bức ảnh, bức ảnh duy nhất của con trai mà mẹ có.
Tiếng chuông phòng cấp cứu đã dừng, đèn đã tắt, tôi thấy rõ vẻ mặt mệt mỏi của đội ngũ Bác sĩ, Y tá bước ra, họ nhìn tôi rồi trao cho tôi một cái lắc đầu “Chúng tôi đã cố hết sức, tôi xin lỗi”. Tôi đau đớn như hàng nghìn mũi dao găm vào tim, tôi chạy vào ôm chặt cứng lấy mẹ gào thét: “Mẹ ơi, người mẹ tội nghiệp, đáng thương của con. Con hối hận đã không đưa mẹ về, con hối hận không giữ mẹ ở lại! Chính con đã để tử thần cướp mẹ đi mãi mãi…. Hãy quay về với con, con sẽ luôn bên mẹ, con sẽ chăm sóc mẹ, mẹ ơi…”Tôi sát đầu vào khuôn mặt già nua của mẹ, trong tay mẹ vẫn còn nắm chặt bức hình tốt nghiệp của hai mẹ con chụp ngày hôm qua. Ngày tôi vào đời cũng là ngày mẹ qua đời ư, tại sao ông trời lại bất công, bạc bẽo với mẹ con tôi đến vậy…
Tháng 8/2003, một trăm ngày sau khi chôn cất mẹ, tôi nhận được giấy mời về làm Điều dưỡng viên của bệnh viện lớn nhất nhì Hà Nội. Cầm giấy “dát vàng, dát bạc” trên tay, tôi đi đến đầu làng nơi lần đầu tôi thấy mẹ, rẽ qua con đường đất nơi mẹ bị đánh đập vì bảo vệ cho tôi, đi qua lớp học nơi mẹ đón tôi mỗi ngày và cuối cùng đến ngôi mộ cô tịch nơi mẹ yên nghỉ mãi mãi. “Mẹ, con đã trở thành Điều dưỡng viên rồi. Tuy không thể chăm sóc được cho mẹ nhưng con sẽ chăm sóc cho những người mẹ điên khác để họ được hạnh phúc và con có cảm giác như được chăm sóc mẹ vậy. Mẹ đã mệt, giờ có thể yên nghỉ và ngậm cười nơi chín suối rồi. Con trai luôn yêu mẹ”