Nghề Y “Khổ” nhưng chưa chắc đã “Khô” Những người học và làm việc trong ngành Y tế thường phải trải qua nhiều khó khăn. Môi trường làm việc áp lực là vậy liệu những con người ấy có trở lên khô khan và lạnh lùng? Chọn nghề Y là do duyên nợ 6 lời khuyên cho sinh viên năm nhất Cao đẳng ...
Trang chủ > Cao Đẳng Y > Nghề Y “Khổ” nhưng chưa chắc đã “Khô”

Nghề Y “Khổ” nhưng chưa chắc đã “Khô”

Đánh giá: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Những người học và làm việc trong ngành Y tế thường phải trải qua nhiều khó khăn. Môi trường làm việc áp lực là vậy liệu những con người ấy có trở lên khô khan và lạnh lùng?

Nghề Y phải chịu nhiều sự hy sinh và vất vả

Nghề Y phải chịu nhiều sự hy sinh và vất vả

Khó và khổ như một lẽ tất yếu

Những người có ước mơ và thi được vào các trường Y- Dược là những người có trí tuệ, tư duy cao. Sau mỗi kỳ thi tuyến sinh, xã hội vẫn thấy một hiện thực rất khách quan và phổ biến, đó là điểm chuẩn đầu vào các trường Đại học, Cao đẳng Y Dược luôn cao nhất trong tất cả các ngành nghề. Họ phải thực sự là những học sinh giỏi, mới có thể thi được. Đến khi học và làm nghề, học phải luôn không ngừng trau dồi và rèn luyện. Nếu không có trí thông minh, để “giải mã” mọi bài toán hóc búa của bệnh tật, không thể trở thành người thầy thuốc đúng nghĩa.

Khó học là vậy, song hành với đó là sự khổ cực, vất vả. Những chàng trai, cô gái ngành Y phải học tập miệt mài ngay từ trước khi bước chân vào giảng đường, rồi đến khi vào học cũng vậy, thậm chí áp lực hơn rất nhiều. Thời gian học dài, khối lượng kiến thức khó và đồ sộ. Chương trình học tập nặng, đối tượng tiếp xúc và thực tập lại đặc biệt – là con người. Mỗi kỳ thi trải qua là một lần các bạn sinh viên y, dược phải thâm quầng mắt vì thiếu ngủ, gầy sút vì lo lắng.

Bên cạnh sự chăm chỉ, thì mỗi người khoác trên mình chiếc áo trắng blouse còn có một lòng nhiệt tình, họ sẵn sàng không ngại khó, ngại khổ, Tất cả vì người bệnh, vì tri thức khoa học. Có lẽ khó tìm thấy một ngành nào học hành và làm việc nhiều gian nan như ngành Y. Những ca trực thâu đêm, suốt sáng, túc trực liên tục để cấp cứu bệnh nhân. Những ca phẫu thuật kéo dài hàng giờ, phải tập trung cao độ, không được để xảy ra bất kỳ sai sót nào. Những bữa ăn không đúng giờ, những ngày nghỉ cuối tuần không được dành cho gia đình, bè bạn, dường như đã là chuyện thường tình với những người làm ngành y.

Bên cạnh đó, họ phải đối diện với nhiều hiểm nguy như lây nhiễm bệnh tật, tai biến y khoa, hay bị người nhà bệnh nhân hành hung… Mọi thứ như đè nặng lên đôi vai của họ. Chị Nguyễn Phương Linh – cựu sinh viên văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, hiện đang công tác tại Khoa Cấp cứu của một bệnh viện Trung ương ở Hà Nội cho biết: “Bệnh viện lúc nào cũng quá tải bệnh nhân. Mỗi khi tan ca trực, cơ thể mệt rã rời. Vậy mà nhiều khi người nhà bệnh nhân và bệnh nhân không hiểu, lại thù ghét, đánh đập đe dọa chúng tôi. Mỗi lần nghe tin đồng nghiệp nào đó bị bạo hành, tôi bỗng đau nhói nơi trái tim mình”.

Trực đêm là điều không thể tránh khỏi khi làm trong ngành y

Trực đêm là điều không thể tránh khỏi khi làm trong ngành y

Thầy thuốc có khô khan?

Môi trường làm việc khắc nghiệt và phải đối mặt với nhiều hoàn cảnh hiểm nguy như vậy, nhưng những người thầy thuốc có trở nên khô khan và cứng nhắc. Họ có tha hóa mình thành những cỗ máy công nghiệp không?

Tôi đã từng gặp và tiếp xúc với một vị bác sĩ lớn – GS.BS. Trịnh Hồng Sơn – đôi bàn tay “vàng” của ngành Ngoại khoa Việt Nam. Hiện ông đang là Phó giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức – Giám đốc Trung tâm Điều phối và ghép tạng Quốc gia. Ông đã được không biết bao thế hệ bệnh nhân và học trò kính trọng, ngợi ca. Họ coi ông là tấm gương về y đức và y nghiệp. Đồng nghiệp của ông đã từng kể, thời gian ông ở bệnh viện nhiều hơn ở nhà. Có giai đoạn vì quá nhiều bệnh nhân nguy kịch, ông làm việc ở bệnh viện một tuần liên tục, không về nhà. Những ca mổ thường xuyên quá bữa, mổ xong ông lại úp tạm bát mỳ tôm ăn rồi lại làm tiếp. Ông thương yêu bệnh nhân và học trò như người thân của chính mình. Đứng trước mỗi ca bệnh khó, tiên lượng nặng, ông thường trăn trở và cùng với đồng nghiệp, bằng mọi cách để giữ mạng sống cho bệnh nhân.

Hay một chị học liên thông Cao đẳng Dược mà tôi quen đang làm việc tại một bệnh viện chuyên khoa Ung bướu, mỗi lần biết tình trạng của bệnh nhân diễn tiến xấu, mỗi lần thấy họ phải gom từng vỏ chai, lon bia trong thùng rác để lo thuốc thang, mà chị như trực trào nước mắt. Chị tâm sự rằng, thân thể con người là vốn quý nhất, khi khối ung thư đã di căn ở giai đoạn muộn, biết họ không thể sống thêm, mình làm nghề mà đành bất lực, mỗi lúc như thế thấy buồn lòng và day dứt.

Chính công việc nhiều gian nan, khó khăn giúp cho những người làm nghề Y có bản lĩnh mạnh mẽ, kiên cường, nhưng cũng chính tử nơi đó đã khởi nguồn tình yêu thương. Môi trường ấy, nghề nghiệp ấy đã vực dậy và nuôi dưỡng những trái tim nhạy cảm, biết đồng điệu và sẻ chia nơi con người.

Có thể bạn quan tâm

Hướng dẫn phương thức tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng trên toàn quốc

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thông báo phương thức tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng, hỗ trợ thí sinh tối đa để đăng ký đúng thời gian theo quy định.

Chat với chúng tôi