Điều kiện cấp Chứng chỉ hành nghề Dược như thế nào? Cử nhân ngành Dược muốn đứng bán và mở quầy thuốc cần có Chứng chỉ hành nghề. Vậy điều kiện cấp Chứng chỉ hành nghề Dược như thế nào? Giá trị của chứng chỉ trong bao lâu?
Trang chủ > Cao Đẳng Dược > Điều kiện cấp Chứng chỉ hành nghề Dược như thế nào?

Điều kiện cấp Chứng chỉ hành nghề Dược như thế nào?

Đánh giá: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Dược sĩ muốn đứng bán và mở quầy thuốc cần có Chứng chỉ hành nghề. Vậy điều kiện cấp Chứng chỉ hành nghề Dược là gì? Giá trị của chứng chỉ trong thời gian bao lâu?

Điều kiện cấp Chứng chỉ hành nghề Dược như thế nào?

Điều kiện cấp Chứng chỉ hành nghề Dược như thế nào?

“Tôi đã tốt nghiệp Văn bằng 2 Cao đẳng Dược muốn xin cấp Chứng chỉ hành nghề Dược để mở Quầy thuốc, xin hỏi điều kiện cấp Chứng chỉ hành nghề Dược gồm những gì? Tôi được biết hiện có đề xuất chứng chỉ hành nghề Bác sĩ đa khoa chỉ có thời hạn 5 năm chứ không có giá trị vĩnh viễn như trước, vậy Chứng chỉ hành nghề Dược có áp dụng cùng quy định trên không và thời hạn của Chứng chỉ trong bao lâu?” (Nguyễn Thu Hà – Hà Nội)

Trả lời:

Quy định về điều kiện cấp Chứng chỉ hành nghề Dược trong Luật Dược sửa đổi (hiệu lực từ 1/1/2017) có nhiều thay đổi. Ban tư vấn tuyển sinh Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur xin cung cấp những thông tin chính xác nhất giúp cử nhân Dược nắm rõ luật và thực hiện đúng theo quy định ban hành của Nhà nước.

Điều kiện về Văn bằng, chứng chỉ chuyên môn

Điều 13, Luật Dược sửa được Quốc hội thông qua vào tháng 5/2016 và có hiệu lực từ 1/1/2017 quy định đối tượng xin cấp Chứng chỉ hành nghề Dược phải có các văn bằng, chứng chỉ chuyên môn được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam phù hợp với vị trí công việc, hình thức kinh doanh Dược bao gồm

  • a) Bằng tốt nghiệp đại học ngành Dược;
  • b) Bằng tốt nghiệp đại học ngành Y đa khoa;
  • c) Bằng tốt nghiệp đại học ngành Y học cổ truyền hoặc đại học ngành Dược cổ truyền;
  • d) Bằng tốt nghiệp đại học ngành Sinh học;
  • đ) Bằng tốt nghiệp đại học ngành Hóa học;
  • e) Bằng tốt nghiệp cao đẳng Dược;
  • g) Bằng tốt nghiệp Trung cấp Dược;
  • h) Bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp ngành Y;
  • i) Bằng tốt nghiệp trung cấp Y học cổ truyền hoặc Dược cổ truyền;
  • k) Văn bằng, chứng chỉ sơ cấp Dược;
  • l) Giấy chứng nhận về lương y, giấy chứng nhận về lương dược, giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền hoặc văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận khác về y dược cổ truyền được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực.

 Dược sĩ bán thuốc cần có Chứng chỉ hành nghề Dược

Dược sĩ bán thuốc cần có Chứng chỉ hành nghề Dược

Việc áp dụng điều kiện về văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận quy định tại điểm l khoản này do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội và nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân ở từng địa phương trong từng thời kỳ. Ngoài ra, đối tượng cấp Chứng chỉ hành nghề Dược không thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • a) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành bản án, quyết định của tòa án; đang trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến hoạt động Dược theo bản án, quyết định của Tòa án;
  • b) Bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Như vậy, không chỉ người học chuyên ngành Y Dược được cấp Chứng chỉ hành nghề mà cả người học những môn liên quan như sinh học, hóa học cũng được cấp chứng chỉ hành nghề Dược. Tuy nhiên, những người không có chuyên môn này chỉ được phép hoạt động trong các khâu nghiên cứu, kiểm nghiệm và đảm bảo chất lượng thuốc chứ không được phép làm công việc liên quan trực tiếp đến Thuốc như : kê đơn, tư vấn sử dụng thuốc ….

Điều kiện về thời gian thực hành tại các cơ sở chuyên môn

Ngoài những điều kiện về Văn bằng chứng chỉ, để được cấp Chứng chỉ hành nghề Dược bạn cần đảm bảo thời gian thực hành tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh chuyên môn. Tùy theo phạm vi và trách nhiệm chuyên môn mà thời gian thực hành để cấp Chứng chỉ hành nghề Dược khác nhau được quy định trong điều 18, Luật Dược sửa đổi. Quy định về thời gian thực hành cụ thể như sau:

  • Dược sĩ Nhà thuốc :

Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc phải có Văn bằng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc có thể đồng thời là dược sỹ làm công tác dược lâm sàng tại nhà thuốc.

  • Dược sĩ Quầy thuốc :

Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của quầy thuốc phải có văn bằng quy định tại điểm a, e hoặc g khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 18 tháng thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.

  • Người chịu trách nhiệm chuyên môn về Dược của tủ thuốc Trạm Y tế xã:

Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của tủ thuốc Trạm Y tế xã phải có văn bằng quy định tại điểm a, e, g hoặc k khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 01 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

  • Dược sĩ bán lẻ thuốc

Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền phải có văn bằng quy định tại điểm a, c, e, g, i hoặc l khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 01 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 13 của Luật này.

Tuyển sinh Cao đẳng Dược Hà Nội năm 2017

Tuyển sinh Cao đẳng Dược Hà Nội năm 2017

Thời hạn của Chứng chỉ hành nghề Dược trong bao lâu?

Điều 29 Quản lý Chứng chỉ hành nghề Dược Luật Dược sửa đổi quy định: Mỗi cá nhân chỉ được cấp một Chứng chỉ hành nghề Dược. Trên Chứng chỉ hành nghề Dược ghi đầy đủ phạm vi hành nghề mà người có Chứng chỉ hành nghề đáp ứng điều kiện và được phép hành nghề. Chứng chỉ hành nghề dược không quy định về thời hạn và có giá trị trong phạm vi cả nước. Chứng chỉ hành nghề dược hết hiệu lực khi người hành nghề chết hoặc mất tích theo quyết định, bản án của Tòa án hoặc không có giấy xác nhận hoàn thành đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Chứng chỉ hành nghề dược.

Như vậy, mỗi cá nhân đủ điều kiện cấp Chứng chỉ hành nghề Dược sẽ được cấp chứng nhận hành nghề có giá trị đến hết đời. Tuy nhiên giấy chứng nhận hành nghề này có thể bị thu hồi nếu không cập nhật kiến thức chuyên môn trong vòng 03 năm từ khi được cấp Chứng chỉ.

Các bạn thí sinh có mong muốn nộp hồ sơ xét tuyển Cao đẳng Y Dược Hà Nội năm 2017 có thể gửi về địa chỉ:

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Thanh Xuân – Hà Nội (Gần cầu vượt Ngã Tư Sở). Điện thoại tư vấn tuyển sinh: 0926.895.895 – 02466895895

Có thể bạn quan tâm

Hướng dẫn nhập học trực tuyến Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tại Hà Nội năm 2022

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur hướng dẫn thí sinh thủ tục nhập học trực tuyến Cao đẳng Y Dược hệ chính quy năm 2022, nhằm tạo thuận lợi cho thí sinh ở xa, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn. Điều này cũng cho thấy sự tiếp cận mạnh mẽ của Nhà trường đối với công nghệ kỹ thuật hiện đại trong tuyển sinh và đào tạo.

Chat với chúng tôi