Người khuyết tật có được học Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur? Nhiều người khuyết tật với tinh thần “tàn nhưng không phế” đã mong muốn học Cao đẳng Y Dược để có nghề nghiệp, có công việc ổn định tự nuôi sống bản thân mà không cần sự trợ giúp của xã hội. Những điều thú vị chờ đón tân sinh viên Trường Cao đẳng Y ...
Trang chủ > Cao Đẳng Dược > Người khuyết tật có được học Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur?

Người khuyết tật có được học Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur?

Đánh giá: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Nhiều người khuyết tật với tinh thần “tàn nhưng không phế” đã mong muốn học Cao đẳng Y Dược để có nghề nghiệp, có công việc ổn định tự nuôi sống bản thân mà không cần sự trợ giúp của xã hội.

Trao đổi với Ths. Luật sư Lê Hồng Khanh – Phó Hiệu trưởng Trường Cao Y Dược Pasteur về việc người khuyết tật có nên học ngành Y Dược hay không? Người khuyết tật nên học ngành gì để dễ kiếm việc làm? Các Trường Cao đẳng Y Dược Tp HCM hay Tp Hà Nội có trường nào tiếp nhận sinh viên khuyết tật theo học không?

Tuyển sinh Cao đẳng Dược xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT

Ông có thể nói những lý do các Trường Cao đẳng Y Dược Tp HCM hiện nay đang khó tiếp nhận sinh viên khuyết tật?

Theo quy định điều 27 Luật người khuyết tật thì họ vẫn có quyền học tập tuỳ theo khả năng và sức khoẻ nhưng để các Trường CĐ Y Dược Tp HCM tiếp nhận thí sinh khuyết tật thì phải có điều kiện cơ sở vật chất để cho đối tượng thí sinh mang tính đặc thù này có thể tham gia học tập. Nếu thí sinh là người khiếm thị thì phải có các dụng cụ học tập dành cho người khiếm thị như, sách, bút, giấy chuyên dụng để viết chữ nổi. Nếu thí sinh là người khuyết tật các chi trên cơ thể như tay, chân thì phải có các dụng dụng như xe lăn, lối đi thiết kế dành riêng cho người bạn khuyết tật khó khăn trong việc di chuyển. Tất cả các việc này không hề dễ vì các Trường Cao đẳng Y – Dược Tp HCM hiện nay thiếu kinh phí để đầu tư mua sắm các dụng cụ, trang thiết bị phục vụ học tập dành cho người khuyết tật.

Phải nhìn thực tế, cơ sở vật chất các Trường CĐ Y Dược Tp HCM đều chưa có có sự đầu tư cho những sinh viên khuyết tật, liệu đây là điểm chứng tỏ các trường không thực sự sẵn sàng cho việc tiếp nhận các bạn sinh viên khuyết tật?

Để đầu tư các trang thiết bị, phục vụ người khuyết tật tương đối tốn kém vì mỗi đối tượng khuyết tật không giống nhau thì yêu cầu trang thiết bị cơ sở vật chất phục vụ đối tượng này cũng không giống nhau mà nếu đầu tư ra thì cũng chỉ có vài thí sinh đến học thì ngân sách của các trường không đáp ứng được.

Cụ thể như Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chúng tôi hàng năm vẫn nhận nhiều thí sinh khuyết tật theo học nhưng cũng phải căn cứ tình trạng khuyết tật của thí sinh như thế nào? Liệu Nhà trường có đảm bảo được việc dạy và học của sinh viên khuyết tật hay không thì mới dám nhận. Cụ thể năm 2017 chúng tôi nhận 2 sinh viên khuyết tật. Một bạn tên Trần Vĩnh Khang học Cao đẳng Dược. thí sinh này bị cụt 1 tay nhưng đã có giấy khám sức khoẻ của Bệnh viện xác nhận đủ điều kiện sức khoẻ theo học. Một bạn sinh viên khác tên Phan Nhân Thành bị dạng gần như liệt 1 bên tay, khó cử động cũng đăng ký học ngành Dược. Theo nhận định của các Bác sĩ Nhà trường thì 2 bạn này tuy khuyết tật tay nhưng vẫn có thể đi lại bình thường, hoạt động 1 tay bình thường đảm bảo có thể cầm, nắm, viết tốt đảm bảo việc học tập và Nhà trường đã hỗ trợ miễn từ 30%, 50% thậm chí 100% học phí cho các đối tượng thí sinh khuyết tật tuỳ theo mức độ khuyết tật nặng nhẹ.

Tuy nhiên đó là những trường hợp khuyết tật nhẹ còn nếu khuyết tật nặng hoặc đặc thù như khiếm thính, khiếm thị thì không đảm bảo và phù hợp đối với ngành Y Dược. Vì Dược sĩ mà khiếm thị thì không thể đọc viết đúng tên thuốc sẽ gây nhầm lẫn trong việc hướng dẫn sử dụng thuốc cho người bệnh hay điều dưỡng hoặc Kỹ thuật viên xét nghiệm Y học nếu bị khiếm thính, khiếm thị thì cũng không thể học ngành này được vì các bạn không thể đọc được các kết quả xét nghiệm của như thực hiện các Y lệnh của Bác sĩ.

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur xét tuyển Cao đẳng Y Dược miễn thi đầu vào

Nhà trường cũng đã từng nhận một thí sinh khuyết tật khá nặng, xin học trung cấp điều dưỡng nhưng Nhà trường từ chối vì bạn ấy bị teo cơ bẩm sinh rất khó khăn trong việc đi lại. Ngành điều dưỡng là ngành chăm sóc sức khoẻ, công việc điều dưỡng là chăm sóc người bệnh nếu bản thân khó khăn trong việc di chuyển thì sao có thể chăm sóc cho người khác.

Sau đó gia đình và bạn ấy đẫ gặp tôi để trình bày, mong muốn học ngành điều dưỡng ra trường không phải để đi xin việc mà để thoả mãn ước mơ trở thành thầy thuốc để có kiến thức Y học …..để có thể tự chăm sóc bản thân. Nhà trường đã chấp nhận cho bạn ấy vào học.

Các trường có cần chờ Quy chế của bộ Giáo dục để tiếp nhận sinh viên khuyết tật hay bản thân mỗi trường có thể tự điều chỉnh để có thể cho các bạn sinh viên khuyết tật có cơ hội được vào học tại trường của mình như các bạn sinh viên bình thường khác?

Có trường hợp các trường nhận các bạn sinh viên khuyết tật đầu vào, được đào tạo nhưng đầu ra các bạn rất khó tiếp cận hay tìm công việc phù hợp. Ông có ý kiến sao về vấn đề này?

Theo ông, điều gì sẽ cần thay đổi nhất để có thể tiếp nhận và đào tạo được các bạn sinh viên khuyết tật?

Theo tôi thì Luật hay Hiến pháp quy định về quyền con người: Mọi người đều có quyền đi học, học tập suốt đời nhưng trên thực tế thì các trường cũng phải căn cứ theo tình trạng sức khoẻ của thí sinh để xem xét Nhà trường có đủ cơ sở vật chất và nhân lực phục vụ đào tạo cho người khuyết tật hay không?

Tuyển sinh Cao đẳng Y Dược miễn giảm 100% học phí năm 2017

Thứ hai là Nhà trường cũng phải căn cứ vào các ngành nghề đào tạo yêu cầu sức khoẻ như thế nào để có thể nhận thí sinh khuyết tật. Ví dụ nếu thí sinh khuyết tật nhẹ hoặc khiếm thính, khiếm thị nếu đăng ký học ngành Vật lý trị liệu – phục hồi chức năng thì Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur sẽ tiếp nhận còn nếu đăng ký ngành Kỹ thuật Xét nghiệm Y học thì Nhà trường phải từ chối vì các bạn khiếm thị không đáp ứng được yêu cầu chuyên môn đào tạo là thị lực phải tốt để làm các kỹ thuật xét nghiệm Y tế, đọc được các kết quả xét nghiệm…

Theo tôi thì các trường nên căn cứ vào điều kiện cụ thể của Trường mình để nhận người khuyết tật, tạo cơ hội cho người khuyết tật học tập để có nghề, có việc làm nuôi sống bản thân và không cần sự trợ giúp của xã hội.

 

Có thể bạn quan tâm

Hướng dẫn nhập học trực tuyến Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tại Hà Nội năm 2022

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur hướng dẫn thí sinh thủ tục nhập học trực tuyến Cao đẳng Y Dược hệ chính quy năm 2022, nhằm tạo thuận lợi cho thí sinh ở xa, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn. Điều này cũng cho thấy sự tiếp cận mạnh mẽ của Nhà trường đối với công nghệ kỹ thuật hiện đại trong tuyển sinh và đào tạo.

Chat với chúng tôi